Hệ thống rãnh thoát nước đã được đào lên từ hơn 2 tháng nay ảnh hưởng đến môi trường, gây khó khăn cho đi lại sinh hoạt và kinh doanh, buôn bán của các hộ dân. Ảnh chụp tại khu vực Bãi Lạng - thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

Hệ thống rãnh thoát nước đã được đào lên từ hơn 2 tháng nay ảnh hưởng đến môi trường, gây khó khăn cho đi lại sinh hoạt và kinh doanh, buôn bán của các hộ dân. Ảnh chụp tại khu vực Bãi Lạng - thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

(HBĐT) - Thời gian qua, đường dây nóng Báo Hòa Bình liên tục nhận được phản ánh của người dân xã Lâm Sơn và thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) về việc: đơn vị thi công đường rãnh thoát nước dọc trên tuyến QL 6 chỉ đào lên không lấp, ảnh hưởng đến môi trường, gây mất mỹ quan, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn thương tích cho người già, trẻ nhỏ... Đầu tháng 11/2013, phóng viên Báo Hòa Bình đã trực tiếp đến cơ sở để tìm hiểu rõ hơn sự việc.

 

Điểm đầu tiên mà chúng tôi (PV) dừng chân là chuỗi nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống: nhà hàng Sơn Hà, café Gia Hoàng, bún chả Trà Giang..., xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Biết chúng tôi là những phóng viên, Đoàn Thị Xuyên, một trong những chủ nhân của chuỗi nhà hàng giãi bày: Đã hơn 1 tháng nay, người dân chúng tôi phải chịu cảnh nắng thì hứng bụi, mưa ngửi mùi xú uế vì nước đọng không đường thoát. Việc đi lại thì khỏi phải bàn. Vừa nói, bà Xuyên vừa chỉ tay về phía rãnh nước chưa được lấp, đất, đá vương vãi, lổng chổng phân trần: Đường đi, lối lại thế này, người già đi ban ngày còn ngã chứ chưa nói đến đêm hôm chập choạng. Mấy hôm vừa rồi, ông thông gia nhà tôi (ông Trần Duy Chúc cùng cư trú ở xóm Đoàn Kết) vừa bị ngã gãy chân hiện đang phải nằm điều trị mà nguyên nhân cũng từ cái rãnh thoát nước đào lên nhưng không lấp này.

 

Rời khu vực xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn, chúng tôi đến tiểu khu 9, thị trấn Lương Sơn, nơi có khá nhiều hộ bày tỏ sự bức xúc. Cũng là hai hàng rãnh thoát nước được đào lên, phía trên bề mặt, đất, đá được đắp thành đống, dưới độ sâu khoảng 70 - 80 cm là dòng nước đen đặc khá nặng mùi. Chị Ngô Thanh Nhàn, tiểu khu 9 cho biết: Những rãnh nước này đã được đơn vị thi công đào lên hơn 2 tháng nay nhưng không thấy xây cống để lấp lại. Chúng tôi kinh doanh dịch vụ ăn uống hàng ngày, cực chẳng đã phải bỏ tiền để xây cống tạm, lấp đất lên làm đường đi. Thế nhưng vì xây dựng không đúng quy cách lại nhiều xe qua lại nên chỉ dăm bữa, nửa tháng lại hỏng. Đã vậy, việc kinh doanh của chúng tôi cũng gần như bị ngừng trệ, trong khi mỗi tháng, tôi phải chi phí khoảng 10 triệu đồng để đóng thuế, trả lương cho nhân viên.

 

Theo quan sát của phóng viên, trên những đường rãnh thoát nước được đơn vị thi công đào lên, nhiều hộ dân đã tự lắp cống, san phẳng mặt đất để lấy đường đi lại. Điều đáng nói là những chiếc cống đó hầu hết được đúc hoặc xây từ nguyên liệu gạch ba vanh với đủ kích cỡ, hình thù, cái vuông, cái tròn, hình chữ nhật, chỗ này đặt cao, chỗ kia đặt thấp. Đặc biệt có điểm, người dân còn thả cây gỗ xuống để lấp rãnh làm đường đi lại. Với việc đặt cống không đồng bộ, không đúng thiết kế dẫn đến tình trạng ứ đọng nước ở điểm liền kề (những hộ không có khả năng tự làm cống, lấp rãnh). Bức xúc trước thực trạng trên nhưng không biết kêu ai, người dân đã phản ánh đến cơ quan báo chí để mong được trả lời câu hỏi: bao giờ hai hàng rãnh thoát nước đào bới nham nhở kia được lấp lại, đơn vị nào có trách nhiệm thực hiện hay chính người dân tự san lấp để lấy đường đi, lối lại. Đồng thời cũng bày tỏ sự thắc mắc: thông thường, thực hiện sửa chữa, nâng cấp công trình giao thông phải được làm theo hình thức cuốn chiếu (làm đến đâu, xong đến đó) để đảm bảo an toàn giao thông. Nhưng việc đào rãnh thoát nước lần này không tuân thủ quy trình đó và những hệ lụy của việc làm này đã được thấy rõ.

 

Được biết, đơn vị được giao trách nhiệm thi công công trình rãnh thoát nước này là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 222. Công trình được triển khai, thực hiện dưới sự chỉ đạo của Khu Quản lý Đường bộ II nhằm triển khai, thực hiện Chỉ thị số 3701, ngày 21/8/2013 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc “Tăng cường giải quyết công trình thoát nước và xây dựng bổ sung hệ thống thoát nước trên các tuyến quốc lộ”. Về chủ chương đã thể hiện rõ sự ưu việt, đúng, trúng và hợp lòng dân, nhưng quá trình triển khai, thực hiện lại để xảy ra những bất cập, gây bức xúc trong dân. Thực tế, những phản ánh của người dân là có cơ sở, phía cơ quan chức năng cần lưu tâm để có sự điều chỉnh cho phù hợp, tránh lãng phí và những hệ lụy không đáng có.

 

 

                                                                                  Thúy Hằng

 

 

 

 

Các tin khác


Đảm bảo cấp điện trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Trong mùa mưa bão, những sự cố về điện rất dễ xảy ra, gây gián đoạn cung cấp điện và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lưới điện. Thời gian qua, Điện lực thành phố Hòa Bình đã triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão, kịp thời khắc phục khi xảy ra sự cố mất điện.

Kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Chiều 28/9, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Mực nước lũ trên sông Bôi đang xuống chậm

(HBĐT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, do mưa lớn, mực nước trên sông Bôi tại trạm Hưng Thi (Lạc Thủy) đã đạt đỉnh là 1.380 cm lúc 14 giờ ngày 28/9/2023. Lúc 15 giờ ngày 28/9 là 1.376 cm, cao hơn báo động III là 73 cm.

Huyện Cao Phong: Mưa lũ làm một người tử vong

(HBĐT) - Hồi 15h20' ngày 28/9, các lực lượng chức năng tìm thấy thi thể anh Bùi Văn T, sinh ngày 10/11/1982, trú tại xóm Bưng 1, xã Thu Phong, huyện Cao Phong. Trước đó, hồi 15h ngày 27/9, anh T đi ra suối Bưng và bị nước lũ cuốn mất tích. Nhận được thông tin, Công an huyện và Ban Chỉ huy quân sự huyện Cao Phong đã tổ chức lực lượng cùng cán bộ UBND xã Thu Phong, xã Bắc Phong và thị trấn Cao Phong đi dọc suối Bưng tìm kiếm.

Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục