Nhà thầu thi công các hạng mục nâng cấp tuyến đê Đà Giang.

Nhà thầu thi công các hạng mục nâng cấp tuyến đê Đà Giang.

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến sông chính có đê gồm sông Đà, sông Bôi và sông Thanh Hà. Nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống lũ cho các tuyến sông quan trọng này, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 66/2013/NQ-HĐND về việc phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

 

Quy hoạch nhằm 4 mục tiêu chính: một là, điều chỉnh vùng bảo vệ, xác định lưu lượng, mực nước lũ thiết kế tại các điểm chuẩn của các tuyến sông có đê. Hai là, xác định chỉ giới tuyến thoát lũ cho các tuyến sông chính có đê. Ba là, xác định các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống lũ đối với các tuyến sông chính trên địa bàn tỉnh để phòng, chống lũ có hiệu quả và lập tiến độ thực hiện. Bốn là, làm cơ sở để lập quy hoạch đê điều, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan của các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh. Phạm vi quy hoạch là toàn bộ các tuyến sông chính có đê và chưa có đê trên địa bàn tỉnh ta, gồm sông Đà, sông Bôi, sông Thanh Hà, sông Bùi, sông Lạng và sông Bưởi với 11 đơn vị hành chính bao gồm các huyện, thành phố.

 

Tiêu chuẩn thiết kế phòng lũ đối với các tuyến sông có đê được xác định cụ thể như sau: tại tuyến sông Đà, bảo đảm chống được lũ có chu kỳ 300 năm (tần suất 0,33%), tương ứng với mực nước sông Đà tại Trạm Thủy văn Hòa Bình  24,19m và thoát được lưu lượng tối thiểu  15.500 m3/s. Tại tuyến sông Bôi, bảo đảm chống được lũ có chu kỳ 20 năm (tần suất 5%), tương ứng với mực nước sông Bôi tại vị trí cầu thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) 7,91m và thoát được lưu lượng tối thiểu là 2.918 m3/s. Tại tuyến sông Thanh Hà, bảo đảm chống được lũ có chu kỳ 20 năm (tần suất 5%), tương ứng với mực nước sông Thanh Hà tại cầu Thanh Lương (đường Hồ Chí Minh) là 6,25m và thoát được lưu lượng tối thiểu  84m3/s.

 

Được biết, ranh giới tuyến thoát lũ phía tả sông Đà về cơ bản được xác định đi theo tuyến đường Hòa Bình, đê Ngòi Dong và đường 434 (nay là quốc lộ 70) đến địa phận tỉnh Phú Thọ; phía hữu sông Đà đi theo tuyến đê Đà Giang, quốc lộ 6 cũ, đê Trung Minh và đê Phú Cường (đường 445) đến địa phận thành phố Hà Nội. Chiều rộng hành lang thoát lũ bình quân 400-600 m. Riêng tuyến suối Chăm đoạn dọc theo đê Quỳnh Lâm, hành lang thoát lũ có chiều rộng bình quân  200 m. Tại tuyến sông Bôi, tuyến thoát lũ sông Bôi từ xã Hưng Thi (Lạc Thủy) trở xuống đến hết địa phận xã Yên Bồng cơ bản vẫn theo chiều rộng lòng dẫn tự nhiên nằm trong phạm vi đường 12B đến chân núi (đoạn từ xã Phú Thành đến cầu Chi Nê) và trong phạm vi chân núi hai bênh (đoạn từ cầu Chi Nê đến hết địa phận xã Yên Bồng) bình quân 300-500 m. Còn tại tuyến sông Thanh Hà, từ khu vực xã Thanh Lương tuyến thoát lũ sẽ đi theo đê Xuân Dương và đê Thanh Lương hiện có, chiều rộng hành lang thoát lũ bình quân 100 m.  

 

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, giải pháp phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh sẽ tập trung vào các nội dung chính: Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn (duy trì độ che phủ rừng từ nay đến năm 2020 đạt từ 46% trở lên); thành lập và kiện toàn đội quản lý đê nhân dân ở các huyện, thành phố có đê để làm nhiệm vụ kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ các tuyến đê trên địa bàn, tham gia xử lý các sự cố đê điều; tăng cường công tác quản lý pháp luật về đê điều; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên tai và các biện pháp phòng tránh thiên tai; ổn định dân cư khu vực vùng ngập lụt, vùng sạt lở. Dự kiến, tổng kinh phí đầu tư thực hiện quy hoạch khoảng 3.852 tỷ đồng, trong đó giai đoạn I (từ nay đến năm 2015) trên 1.547 tỷ đồng, giai đoạn II (2016-2020) trên 2.300 tỷ đồng.

 

 

 

                                                                                  Thu Trang

 

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục