Bê tông mỏng nhà ông Đinh Trọng Toàn, Đội Thu Phong, thị trấn Cao Phong chứa 300 m3 nước.

Bê tông mỏng nhà ông Đinh Trọng Toàn, Đội Thu Phong, thị trấn Cao Phong chứa 300 m3 nước.

(HBĐT) - Hiện nay, diện tích trồng cây có múi ở huyện Cao Phong đang phát triển mạnh. Không như cây ăn quả khác, các loại cây có múi nhu cầu nước tưới nhiều. Do vậy, áp lực nước tưới hơn hẳn các vùng khác. Mặt khác, địa bàn huyện Cao Phong nguồn nước hiếm. Có vườn để tưới tiêu dẫn ống chừng 3-4 km.

 

Nguồn nước tưới cho cây ăn quả ở Cao Phong hiện tại sử dụng một số hồ, đập có dung lượng lớn. Các hộ gia đình sử dụng bơm về tưới. Có những hộ do không có điều kiện vẫn phải mua nước ở nhiều gia đình đã lắp đặt hệ thống tưới tiêu, giá thành từ 150.000-160.000 đồng/giờ bơm máy. Tuy nhiên, việc tưới cây phụ thuộc vào chủ máy. Ngoài ra, ở một số vị trí người trồng cam có thể đào giếng khơi. Nhưng nguồn nước này hạn chế không thể đủ tưới. Do vậy việc làm bể chứa tích nước để tưới cho mùa khô là việc làm cần thiết. Nhiều năm nay ở Cao Phong dùng phương pháp làm bể xây gạch hoặc đổ bê tông chứa. Nhưng cách này rất tốn kém kinh phí và chỉ làm được bể chứa nhỏ, không đủ nhu cầu tưới.

 

Năm 2006, Trung tâm thủy lợi miền núi phía Bắc, Viện Khoa học thủy lợi thuộc Bộ NN &PTNT triển khai thử nghiệm 4 mô hình chứa nước tưới tiêu cho vùng trồng cam: bể bê tông mỏng lưới thép, bạt thủy sản, gạch chỉ đỏ, bê tông dưới đất. Cả 4 mô hình được thử nghiệm tại vườn nhà ông Nguyễn Văn Mạnh đội Thu Phong, thị trấn Cao Phong với sức chứa từ 50-100 m3 nước.  Thạc sĩ Nguyễn Xuân Kiều, Trung tâm Thủy lợi miền núi phía Bắc cho biết: Qua thời gian thử nghiệm cho thấy có hai giải pháp tối ưu nhất đó là bể bê tông mỏng lưới thép và bạt HDPE. Tuy nhiên, với hình thức rải bạt HDPE thì việc quản lý vận hành gặp nhiều khó khăn. Nếu có vật nhọn va chạm làm bạt bị rách. Với bể bê tông mỏng lưới thép được coi là phù hợp nhất được sử dụng ở Cao Phong. Đây là giải pháp thu gom nước ở đồi cao phục vụ tưới tiêu. Cách làm bể rất dễ: chọn địa điểm cao nhất của khu vườn, đồi. Vị trí này có nhiều thuận lợi là không dùng máy bơm nhiều áp lực chảy xuống tưới cho cả vườn. Vào mùa mưa bể tự tích nước dùng cho mùa khô. Sau khi đào bể thành hình chảo hoặc như hình thuyền đánh nhẵn, trát lượt bê tông mỏng 5 cm rồi ghim lưới sắt. Sau đó trát thêm một lượt bê tông 5cm nữa là được. Làm cách này chỉ cần người thợ xây hướng dẫn một lúc là có thể làm được. So với cách làm bể truyền thống giảm được chừng 60 - 70% giá thành.

 

Ông Nguyễn Văn Mạnh đội thu Phong, thị trấn Cao Phong cho biết: Sau 8 năm sử dụng bể của gia đình tôi không gặp vấn đề gì về kỹ thuật. Cách làm này vừa dễ thực hiện, giá thành rẻ, phù hợp với hoàn cảnh của nhiều hộ gia đình ở Cao Phong. Mỗi hộ gia đình có thể tự làm cho mình một chiếc bể tích nước vào mùa khô chủ động nguồn tưới, phun thuốc.

 

Anh Vũ Văn Vuông ở khu 7, thị trấn Cao Phong là người đầu tiên được tham gia tập huấn và xây dựng bể bê tông mỏng. Anh cho biết: Việc thi công bể đơn giản, chi phí chỉ bằng 30% bể truyền thống nên nhiều nơi có thể áp dụng được. Với hình thù như chiếc chảo, áp lực nước sẽ trải đều trên bề mặt bể nên hầu như không xảy ra thủng. Từ những bể đầu tiên đến nay tôi đã làm được trên 30 cái. Chiếc bể lớn nhất chứa trên 200 m3. Sau 4 - 5 năm sử dụng không xảy ra vấn đề về kỹ thuật. Hiện nay, hầu hết những gia đình làm bể chứa nước tưới ở Cao Phong đều sử dụng công nghệ này. Đây là một trong những ứng dụng hữu hiệu nhất được áp dụng ở vùng cam Cao Phong.

 

 

                                                                                 Việt Lâm

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Mưa lũ gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, từ ngày 26 đến 11h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn. Lượng mưa đo được tại các trạm như: Thủy điện Miền Đồi, Thủy điện Định Cư, Thủy điện Suối Mu trên 130 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng.

Huyện Đà Bắc: Mưa lớn gây thiệt hại khoảng 400 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đà Bắc, đến sáng 28/9, mưa lớn đã gây ra thiệt hại về nhà ở và sạt lở đất tại nhiều tuyến giao thông trên địa bàn huyện. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.

Chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh theo phương châm "bốn tại chỗ"

(HBĐT) - Ngày 28/9, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Mưa lớn gây sạt lở đất và ngập úng nghiêm trọng

(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 26 - 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến trên 100 mm, đặc biệt địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy nhiều nơi lượng mưa lên đến 170 mm. Mưa lớn kéo dài đã gây ra sạt lở đất, ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Ách tắc nhiều tuyến giao thông trong tỉnh do mưa lũ

(HBĐT) - Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, do ảnh hưởng của mưa lớn, những ngày qua, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa và mưa to. Trong đó, các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc và thành phố Hòa Bình có mưa to với lượng mưa từ 133 - 169mm.

Thời tiết ngày 28/9: Mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ, các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/9, khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh Hòa Bình, Nam Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 20 – 50 mm, có nơi trên 80 mm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục