(HBĐT)- Kỳ họp thứ 2 (kỳ họp thường lệ) của HĐND tỉnh khóa XVII được tổ chức trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 và kết thúc tốt đẹp. Tại kỳ họp, HĐND đã thảo luận các báo cáo bổ sung kết quả thực biện kế hoạch KT-XH năm 2020; tình hình phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm; tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách; các báo cáo của các ngành tư pháp 6 tháng đầu năm 2021…

Cũng tại kỳ họp, HĐND đã thảo luận và thông qua 21 nghị quyết (NQ) do Thường trực HĐND và UBND tỉnh trình. Theo đánh giá của Thường trực HĐND tỉnh, đây là những NQ quan trọng liên quan đến việc thể chế các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN của địa phương.

Báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh đánh giá kết quả kỳ họp có nhiều đổi mới trong công tác chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình khoa học, phù hợp quy định pháp luật, hoạt động của HĐND và yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh. Các Ban của HĐND tỉnh đã thực hiện tốt việc thẩm tra các báo cáo, dự thảo NQ thuộc lĩnh vực được phân công, làm cơ sở để UBND tỉnh, các ngành xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình và trình kỳ họp theo quy định. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị nội dung một số báo cáo và dự thảo NQ trình tại kỳ họp chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều hồ sơ dự thảo NQ trình kỳ họp gửi các Ban HĐND tỉnh thẩm tra không đảm bảo về thời gian, cá biệt còn có dự thảo trình chưa làm rõ sự cần thiết, nội dung sơ sài phải xin rút khỏi chương trình kỳ họp, một số dự thảo NQ phải chuyển kỳ họp sau do gửi thẩm tra không đúng hạn định. Điều này phản ánh kỷ luật lập pháp, lập quy của HĐND tỉnh chưa thực sự được coi trọng, nguyên nhân bắt nguồn từ sự thiếu chủ động trong xây dựng chương trình công tác của các cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì soạn thảo là các sở, ngành và cơ quan trình là UBND tỉnh. Bên cạnh đó là thái độ thiếu kiên quyết của các cơ quan thẩm tra, cơ quan quyết định trình hoặc cho rút khỏi chương trình kỳ họp, nên tình trạng chậm, xin rút, xin bổ sung vào chương trình kỳ họp HĐND tỉnh cứ lặp đi lặp lại và không ai phải chịu trách nhiệm.

Xin hãy thử tưởng tượng một dự án đầu tư công có giá trị hàng chục, hàng trăm tỷ đồng chậm được HĐND chấp thuận chủ trương đầu tư thì hậu quả và thiệt hại như thế nào đối với ngân sách, với nền kinh tế, với lao động, việc làm? Nhưng thực tế, các dự án đã không được chuẩn bị nghiêm túc và trình kỳ họp kịp thời như vậy không phải là hiếm. Bên cạnh đó, chưa kể hàng chục dự án đầu tư ngoài ngân sách có khả năng đóng góp vào tổng đầu tư xã hội, đem lại tăng trưởng, tăng thu ngân sách địa phương và giải quyết việc làm cho người lao động đang bị rất nhiều các sở, ngành "delay” (trì hoãn) với nhiều lý do mà chưa thể có mặt trong danh sách dự thảo NQ trình kỳ họp của HĐND, mới thấy hết việc chậm trình HĐND ban hành NQ thực sự là một điểm nghẽn cho phát triển của tỉnh, chứ không hẳn là chuyện "kỳ này chưa trình thì để… kỳ sau!” như một vài người nghĩ.

Một vấn đề khác là công tác thể chế, triển khai các NQ của HĐND đã ban hành cũng lại là một đoạn trường khác. Do chuẩn bị sơ sài, không đánh giá tác động, không xác định đầy đủ nguồn lực, không lường hết những khó khăn, nên khi HĐND ban hành NQ đưa vào triển khai thực hiện lại gặp nhiều lúng túng, loay hoay nghĩ cách, vì vậy, có những NQ ban hành có hiệu lực đã nửa năm mà cơ quan được giao hướng dẫn thực hiện vẫn chưa ban hành được văn bản hướng dẫn; có NQ ban hành chính sách nhưng vẫn nợ vì không thể bố trí nguồn lực để thực hiện… Những khiếm khuyết này cần sớm được các cơ quan chỉ rõ trách nhiệm và khắc phục bằng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xem xét năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.

NQ và những quyết sách của HĐND, với địa vị pháp lý là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân luôn rất quan trọng và có tác động rất lớn đến đời sống chính trị, KT-XH và tình cảm của Nhân dân, của địa phương. Một chính sách của HĐND ban hành sớm, đúng lúc hay ban hành muộn đều có tác động tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả quản lý Nhà nước, đến động lực phát triển KT-XH của địa phương, tác động tốt, xấu đến đời sống của mọi người dân. Vì thế, thể chế hoá đầy đủ, kịp thời, đúng đắn luôn là yêu cầu, là kỷ luật trong hoạt động lập pháp, lập quy của HĐND và cũng là yêu cầu của cử tri, của Nhân dân để nghị quyết của HĐND luôn trở thành động lực cho sự phát triển.


N.T.S


Các tin khác


Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục