(HBĐT) - Ngày 5/6/1911, Anh thanh niên Nguyễn Tất Thành giã từ mái trường Dục Thanh (Phan Thiết) vào Sài Gòn. Mới 21 tuổi, Nguyễn Tất Thành đến Cảng Nhà Rồng với cái tên Văn Ba, lên làm đầu bếp trên chiếc tàu đô đốc Amiral Latouche Tréville của Pháp.

 



Tàu Amiral Latouche Tréville, con tàu đã đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ Cảng Sài Gòn.

Lên tàu hướng về nước Pháp để làm quen với nền văn minh Pháp, tìm hiểu sự thật về tự do bình đẳng bác ái. Hành trang mà Nguyễn Tất Thành mang theo ngoài lòng yêu nước, tinh thần dân tộc còn là những tri thức văn hóa sâu rộng có hệ thống và rất căn bản, trong đó có ngôn ngữ Pháp và văn hóa Pháp.

Sự ra đi, một chuyến đi trở thành một dấu son trong lịch sử dân tộc mà Người khởi đầu cho một phong cách tiếp xúc Đông - Tây mới mẻ mà đương thời chưa ai làm được.

Trên con tàu đô đốc Latouche Trévilla lênh đênh bốn bể năm châu và từ đó dấn mình vào đội ngũ quốc tế của giai cấp vô sản.

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ/ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương/ Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở/ Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! (Chế Lan Viên)

Ở tuổi 21, Anh thanh niên sang Pháp, nơi thường nêu cao khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái. Trong lòng Anh thanh niên Nguyễn Tất Thành có ước mong cháy bỏng "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”.

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc. (Chế Lan Viên)

Anh thanh niên bôn ba, lầm than nơi phương trời, góc bể lòng vẫn nuôi một chí lớn, một hy vọng:

Khi mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông/ Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt/ Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc/ Sao vàng bay theo liềm búa công nông. (Chế Lan Viên)

Tám năm sau, tháng 6/1919 với danh xưng Nguyễn Ái Quốc đã gửi yêu sách 8 điểm. Cũng năm đó, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp. Ngày 8/7/1924, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội V Quốc tế Cộng sản ở Matxcơva với tư cách là đại biểu Đông Dương. Ngày 21/6/1925, Người sáng lập, ra mắt số báo đầu tiên tờ Báo Thanh Niên. Sau này trở thành ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Tại các cuộc hội nghị này, Người đã tiếp xúc đến Luận cương của Đảng Cộng sản:

Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc/ Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin/ Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/ Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.

Và trong lòng Người dạt dào lòng tin mà niềm vui vô bờ bến:

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc/ Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi/ Hình của Đảng lồng trong hình của Nước/ Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười. (Chế Lan Viên)

Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, mùa xuân 1941, Người trở về Tổ quốc:

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt/ Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi/ Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.(Chế Lan Viên)

Đã 110 năm kỷ niệm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, một chuyến đi sáng ngời lịch sử. Chuyến đi đã đem đất nước ta, dân tộc ngẩng cao đầu như lời Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nêu trong diễn văn: "Hồ Chủ tịch người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.


Văn song (TTV)


Các tin khác


70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nền tảng để dân tộc Việt Nam có được những thành tựu vĩ đại

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), phóng viên TTXVN tại Lào và báo chí địa phương đã phỏng vấn đồng chí Phankham Pheuyavong, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về ý nghĩa của sự kiện "chấn động địa cầu” này; những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam giành được sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như những bài học quý giá mà Lào đã rút ra được từ sự kiện lịch sử này.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục