(HBĐT) - Theo kế hoạch đề ra, Cư Yên là xã được huyện Lương Sơn đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm 2016. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/9, xã mới đạt được 14 tiêu chí, trong đó tiêu chí giao thông và cơ sở vật chất văn hóa đang chờ thẩm định. Trong các tiêu chí chưa đạt chuẩn, y tế được coi là tiêu chí khó, cấp ủy Đảng, chính quyền xã đang nỗ lực hoàn thành.

 

  Cán bộ UBND xã Cư Yên (Lương Sơn) tuyên truyền, vận động hộ gia đình tham gia mua thẻ BHYT.

Báo cáo tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2016 của UBND huyện Lương Sơn cho thấy, hiện nay, xã còn 3 tiêu chí đưa đạt chuẩn gồm: trường học, y tế và môi trường. Nguồn vốn dự toán xây dựng các công trình của xã ước tính 13,1 tỷ đồng (y tế 5,7 tỷ đồng, trường học 7,3 tỷ đồng và môi trường 100 triệu đồng). Đây là nguồn vốn rất lớn mà địa phương không thể đáp ứng được. Chính vì vậy, Cư Yên cần nhiều hơn sự quan tâm hỗ trợ các nguồn lực, chương trình, dự án lồng ghép để đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, nếu các tiêu chí khác cần nguồn lực hỗ trợ có thể hoàn thành thì tiêu chí y tế cần sự đồng thuận của người dân trong việc tích cực tham gia mua thẻ BHYT.  

Theo thống kê sơ bộ, tính đến ngày 30/8/2016, toàn xã Cư Yên có 3.971 nhân khẩu, tỷ lệ người dân mua BHYT chiếm 63,5%. Trong đó tỷ lệ người dân thuộc đối tượng được cấp phát thẻ BHYT miễn phí chiếm 32,5% (bao gồm trẻ em dưới 72 tháng tuổi, người cao tuổi, dân tộc thiểu số, người yếu thế trong xã hội…). Còn lại đối tượng không tham gia mua BHYT chủ yếu là sinh viên, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và lao động tự do trên địa bàn xã.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Hoàng Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Yên cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến thực trạng tỷ lệ người dân không mua thẻ BHYT là do công tác vận động, tuyên truyền của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa sâu sát. Vì vậy, một bộ phận người dân chưa hiểu được ý nghĩa, vai trò và các  chính sách ưu đãi của thẻ BHYT khi đến các cơ sở khám, chữa bệnh. Ngoài ra, một bộ phận người dân còn tư tưởng chủ quan, ỷ lại và trông chờ vào việc được Nhà nước cấp phát thẻ BHYT miễn phí”.  

Cùng cán bộ xã, chúng tôi đến xóm Tốt Yên, nơi có khoảng 57% dân số tham gia mua BHYT. Đồng chí Nguyễn Đăng Sơn, Trưởng xóm cho biết: “Xóm Tốt Yên có 54 hộ gia đình và 250 nhân nhẩu, phần đa đều là người gốc huyện Chương Mỹ, Quốc Oai (Hà Nội) chuyển lên sinh sống và làm ăn. Phần lớn các hộ là lao động tự do nên chưa ý thức được việc mua thẻ BHYT là rất quan trọng phòng lúc ốm đau. Ngoài ra, một bộ phận thanh niên ngoài 30 tuổi có suy nghĩ chủ quan không cần thiết phải mua thẻ BHYT. Chính vì vậy, tỷ lệ người dân trong xóm tham gia mua thẻ BHYT thấp so với các xóm trên địa bàn xã”.  

Trước những khó khăn trên, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tổ chức họp bàn, đưa ra giải pháp khắc phục. Trong đó, đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT tới từng đối tượng. Đối với đảng viên, cán bộ, hội viên ở các tổ chức, đoàn thể bắt buộc phải tham gia mua thẻ BHYT. Tích cực phối hợp với các trường vận động phụ huynh mua BHYT cho con em mình đề phòng lúc ốm đau. Tổ chức tuyên truyền lồng ghép vào các buổi họp xóm, qua đó chia sẻ với người dân về lợi ích khi mua thẻ BHYT sẽ được miễn giảm chi phí khi đến các cơ sở khám, chữa bệnh.

Đồng chí Hoàng Tùng cho biết thêm: Ngày sau khi triển khai tuyên truyền, vận động và phổ biến bằng nhiều hình thức khác nhau, người dân hiểu rõ hơn về quyền và trách nhiệm khi tham gia mua thẻ BHYT. Tính đến ngày 30/11/2016 đã có thêm 199 người tham gia mua thẻ BHYT, tăng 5% so với thống kê ngày 30/8/2016. Bên cạnh đó, các công trình hạ tầng thiết yếu đang nhanh chóng thi công để đưa vào sử dụng. Mong muốn trong thời gian tới, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nguồn lực để xã đạt chuẩn các tiêu chí, đồng thời về đích NTM trong thời gian sớm nhất.

                                                                            Đức Anh

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục