(HB ĐT) - Chiềng Châu là xã vùng thấp, cách trung tâm huyện Mai Châu 3 km về phía Tây Nam, dọc theo quốc lộ 15. Tận dụng tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, bản sắc văn hóa truyền thống và sự siêng năng, nhạy bén của con người, Chiềng Châu đã trở thành “cánh chim đầu đàn” trong hành trình xây dựng NTM ở huyện vùng cao Mai Châu.

 

 

Giao thông nội đồng được cứng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu phát triển sản xuất.

Chiềng Châu được chia thành 6 xóm với 889 hộ, trên 3.600 nhân khẩu, dân tộc Thái chiếm trên 90%. Năm 2011, bắt tay vào xây dựng NTM, được lựa chọn là xã điểm, Chiềng Châu đã có những nỗ lực đáng ghi nhận. Đồng chí Ngần Văn Phến, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Năm 1995, được sự quan tâm đầu tư của cấp trên, bản Lác sớm trở thành điểm đến được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Điều đó đã tạo ra động lực để bà con các xóm khác phát triển kinh tế nên đời sống có nhiều sự chuyển biến tích cực. Đến năm 2011, khi được lựa chọn là xã điểm trong thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM, Chiềng Châu có thêm đòn bẩy để có được những thành quả quan trọng như ngày hôm nay”.  

Để chương trình xây dựng NTM đi vào thực chất, công tác tuyên truyền, vận động đến cán bộ, nhân dân được xã coi trọng hàng đầu. Từ chỗ thấu hiểu đã tạo nên sức mạnh để xã đạt được từng mục tiêu, hoàn thành các tiêu chí. Trong 5 năm (2011-2015), tổng kinh phí thực hiện xây dựng NTM của xã Chiềng Châu gần 26, 1 tỷ đồng. Trong đự, bà con đã hiến 6.882 m2 đất làm đường giao thông và các công trình khác, đóng góp nguyên, vật liệu, ngày công giá trị hơn 5, 36 tỷ đồng.  

Sự thay đổi không chỉ đến từ những con đường bê tông sạch đẹp, cơ sở hạ tầng thiết yếu được xây dựng khang trang theo chuẩn NTM, mà  trên hết là những con người mới với tư duy mới. “Xây dựng NTM là cuộc cách mạng lâu dài. Chúng tôi đã hoàn thành giai đoạn 1, có được những nền tảng thuận lợi nên phải tiếp tục phấn đấu, không chỉ giữ vững mà phải nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí”, đồng chí Ngần Văn Phến, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Châu khẳng định. Năm 2015, thu nhập bình quân của xã đạt 19, 6 triệu đồng/người, năm 2016, con số này đã tăng lên trên 22 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo theo kết quả rà soát đa chiều hiện chỉ còn 5,07%.  

Chúng tôi ghé thăm bản Lác để tìm hiểu rõ hơn về hướng đi phát triển du lịch cộng đồng để xây dựng NTM đang được xã Chiềng Châu đặc biệt chú trọng. “Du lịch đã làm thay đổi bộ mặt làng quê, đem lại cuộc sống ấm no cho bà con chúng tôi. Được sự vận động, tuyên truyền của cấp trên về xây dựng NTM, chúng tôi luôn ý thức mình cần thay đổi những gì để khách đến một lần và quay lại với bản Lác nhiều lần. Đồng thời, giữ gìn và phát huy hơn nữa những nét văn hóa truyền thống, sản phẩm đặc trưng của dân tộc Thái”, ông Hà Công Hồng, Trưởng bản Lác chia sẻ.  

Bản Lác có 60/121 hộ chuyên kinh doanh dịch vụ ăn uống và nhà nghỉ. Số hộ còn lại vừa làm ruộng, vừa phát triển các nghề truyền thống để phục vụ du khách. Bà Hà Thị Than năm nay 65 tuổi phấn khởi chia sẻ: “ Khi chưa phát triển du lịch thì chỉ phát nương, làm rẫy thôi. Bây giờ khác lắm rồi, du lịch vừa giúp giữ rừng, vừa đem lại thu nhập, lại còn giữ gìn được bản sắc của dân tộc nữa. Từ khi xây dựng NTM, đường nội đồng, mương tưới tiêu được xây dựng nên cuộc sống ngày một tươi mới hơn”.  

Số lượng du khách trong và ngoài nước đến với bản Lác và các xóm khác ở xã Chiềng Châu ngày một tăng. Trong năm 2016, khách trong nước có 1.396 lượt đoàn, 9.977 lượt người; khách nước ngoài lần lượt là 802 và 3.301, so với năm 2011, con số này tăng trên 150%. “Mai Châu được quy hoạch là điểm du lịch quốc gia nên việc phát triển du lịch cộng đồng sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Chúng tôi xác định phải tiếp tục xây dựng, củng cố và nâng cao thương hiệu thông qua các sản phẩm và sự chuyên nghiệp trong phục vụ du khách để nắm bắt được cơ hội này. Không chỉ ở bản Lác, các xóm khác như: Mỏ, Chiềng Châu cũng đang đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng. Đây là một trong những hướng đi chính để Chiềng Châu giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng NTM”, đồng chí Ngần Văn Phến, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Châu nhấn mạnh.

                                                                   Viết Đào

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục