(HBĐT) - Để có được những hạt dổi thơm ngon, người trồng dổi truyền thống ở huyện Lạc Sơn phải dày công chăm sóc từ 7 - 8 năm. Thế nhưng giờ đây, thời gian dổi cho thu hạt rút ngắn còn một nửa với kỹ thuật ghép cành. Trồng dổi ghép đã và đang mang lại cho anh Quách Phiến, xóm Chiềng, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) hướng đi đầy hứa hẹn.


Cùng đồng chí Bùi Văn Khánh, cán bộ văn hóa xã Phúc Tuy, chúng tôi đến thăm mô hình trồng dổi ghép của gia đình anh Quách Phiến. Vườn dổi nằm trên đồi Rộc Trâu, cách khu dân cư chừng 500 m. Nhìn những cành dổi sai trĩu, chúng tôi không thể ngờ vườn dổi này mới bước sang tuổi thứ 4. "Trước đây chỉ trồng ngô, sắn thôi, trồng keo cũng lâu thời gian mà thu nhập chẳng được là bao nên tôi thường xuyên phải đi làm ăn xa nhà”, anh Phiến mở đầu câu chuyện với chúng tôi.


Dổi ghép đã mở ra hướng làm giàu cho gia đình anh Quách Phiến (bên trái), xóm Chiềng, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn).

Sinh ra trong một gia đình có 5 anh em trai, hoàn cảnh khó khăn nên chỉ học hết lớp 9, anh Phiến đã phải nghỉ học. Sau này, khi lập gia đình, để có tiền trang trải cuộc sống, anh thường xuyên đi làm ăn xa nhà. "Mình có đất rộng nhưng chưa biết trồng cây gì, nuôi con gì để có được nguồn thu nhập ổn định nên lúc nào mình cũng nghĩ phải tìm được hướng đi phù hợp chứ không thể cứ đi làm ăn xa nhà mãi được. Có lần tôi hỏi người bạn về hướng phát triển kinh tế, anh ấy gợi mở nếu có đất đồi rộng thì trồng dổi ghép sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Thế nhưng lúc này ở địa phương, dổi ghép còn là thứ rất mới mẻ”, anh Phiến chia sẻ: "Trồng dổi ghép sẽ sớm cho thu hoạch, chỉ từ 3 - 4 năm tuổi là dổi đã ra quả. Trong khi đó, với việc trồng cây con theo truyền thống thì phải mất 7 - 8 năm mới cho thu hoạch. Tôi nghĩ đây là hướng đi tiềm năng nên đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ghép cành dổi. Ban đầu, mọi người hoài nghi lắm, tỷ lệ ghép thành công cũng rất thấp. Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, tỷ lệ ghép thành công tăng dần. Hiện, tôi tự tin mình ghép thành công đến 80%", anh Phiến phấn khởi.

50 cây dổi ghép anh trồng cách đây 4 năm hiện đang phát triển rất tốt. "Đất ở đây khá màu mỡ, phù hợp nên cây dổi phát triển rất tốt. Chỉ đến năm thứ 3 là cây đã ra hoa, đậu quả. Với giá bán 600.000 đồng/kg hạt tươi, 2 triệu đồng/kg hạt dổi khô, năm ngoái, 50 gốc dổi này đã đem lại nguồn thu hơn 100 triệu đồng. Năm nay dổi khá sai, dự tính cũng đem lại nguồn thu tương đương năm vừa rồi”, anh Phiến cho biết thêm.

Bước sang tuổi thứ 4, 50 cây dổi của gia đình anh Phiến đang vươn lên xanh mướt, nổi bật giữa rừng keo. Anh Phiến rất hài lòng khi nói về những chùm dổi sai trĩu, có điều anh còn tiếc nuối vì mật độ trồng hơi dày. "Khoảng cách trồng như thế này hơi dày nên cây không xòe tán được, khoảng cách lý tưởng phải là cây cách cây chừng 7 m. Hiện gia đình đã trồng thêm 300 gốc dổi ghép, mục tiêu năm nay trồng được 500 cây”, anh Phiến cho hay.

Theo anh Phiến chia sẻ, để có được những cây dổi ghép chất lượng, anh phải tìm những cây dổi sai quả, sinh trưởng, phát triển tốt để lấy mắt ghép. Hiện, 50 cây dổi 4 năm tuổi là nguồn cung cấp mắt ghép dồi dào. Sau khi thấy gia đình anh Phiến trồng thành công dổi ghép, nhiều người đã liên hệ mua cây giống. Những vườn dổi ghép lấy cây giống từ gia đình anh Phiến đều phát triển khá tốt. Sắp tới, anh Phiến tiếp tục ghép cây giống để mở rộng diện tích trồng cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ngoài nguồn thu từ dổi, gia đình anh Phiến còn phát triển nuôi gà ri thả vườn, nhờ đó, kinh tế từng bước được ổn định. Nói như anh Phiến, dổi ghép đã mở ra hướng đi để anh làm giàu trên chính quê hương mình. "Đây là hướng đi rất tiềm năng ở xã. Từ thành công của anh Quách Phiến, nhiều bà con đã học và từng bước chuyển đổi vườn tạp sang trồng dổi”, đồng chí Quách Công Thái, Chủ tịch UBND xã Phúc Tuy cho biết.


                 Viết Đào

Các tin khác


Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục