(HBĐT) - Ngày 28/3, tại Sở Tài nguyên& Môi trường, Đoàn công tác của HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát công tác quản lý, sử dụng đất phi nông nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa.


Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại cuộc giám sát.

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 36 doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa đang sử dụng 645.638,7m2 đất phi nông nghiệp với 176 khu đất tại 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tổng diện tích đất phi nông nghiệp do các DN đang quản lý, sử dụng theo các hình thức: Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất (theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất) 39.798,9m2 . Nhà nước cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm với diện tích 541.476,9m2. Diện tích được phép sử dụng mục đích thương mại, dịch vụ, SX-KD phi nông nghiệp đã cấp giấy CNQSDĐ là 541.476,9 m2, đạt 91,9% diện tích đất các DN đang sử dụng. Diện tích đang tranh chấp là 2.158,8m2. Các DN sau khi cổ phần hóa cơ bản nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với diện tích đất đã được nhà nước cho thuê. Sau khi cổ phần hóa có 8 công ty chưa hoàn thiện về thủ tục đất đai, chưa được cấp Giấy CNQSDĐ với một số khu đất do công ty đang quản lý, sử dụng. Trong năm 2017, Sở Tài nguyên& Môi trường đã kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất tại các DN sau khi cổ phần hóa được nhà nước cho thuê trên địa bàn báo cáo, tham mưu với UBND tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành công văn số 1924, này 22/12/2017 về việc xử lý việc quản lý, sử dụng đất tại các DN nhà nước đã cổ phần hóa.

Nêu rõ những vướng mắc, bất cập trong việc quản lý, sử dụng đất, Sở Tài nguyên& Môi trường kiến nghị: Chính phủ giới hạn, hoặc bãi bỏ quyền của DN nhà nước sau khi cổ phần hóa được chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê, hoặc tăng thuế sử dụng đất thông qua quy định về tăng đơn giá thuê đất. Trường hợp công ty không còn nhu cầu sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả, trả lại đất thì nhà nước thu hồi đất để giao cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý, đu giá quyền sử dụng đất theo quy định. Tiền bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất đai, tài sản gắn liền với đất được lấy từ nguồn bán đấu giá quyền sử dụng đất của khu đất khi thu hồi, trả lại Nhà nước. Đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện liên quan thực hiện nghiêm túc việc quản lý, sử dụng đất, cơ chế cho thuê đất theo quy định của pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất, chuyển mục đích sử dụng đất...

Tại buổi giám sát, các đại biểu đã nêu rõ những băn khoăn, thắc mắc của người dân về hiện trạng quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa. Đồng thời đặt ra câu hỏi với cơ quan có thẩm quyền: giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất ở các doanh nghiệp đã cổ phần hóa.

Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nêu: Qua quá trình khảo sát, giám sát ở một số huyện, thành phố và giám sát tại Sở Tài nguyên& Môi trường cho thấy rõ một vấn đề: hiện trạng quản lý sử dụng đấtphi nông nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa còn lỏng lẻo. Hệ lụy là gây lãng phí đất đai và thất thu ngân sách, thậm chí còn phá vỡ quy hoạch, gây mất mỹ quan đô thị… Trong thời gian tới, các cấp, các ngành hữu quan cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng đất ở các doanh nghiệp cổ phần này. Đề nghị các ngành chức năng tham mưu cho tỉnh đưa ra cơ chế khi thu hồi đất ở những doanh nghiệp cổ phần này thì tài sản trên đất xử lý như thế nào? Theo ý kiến của phần đa các đại biểu, trong thời gian tới, HĐND sẽ kiến nghị UBND tỉnh triển khai thanh tra toàn diện có cơ chế xử lý để quản lý, sử đất phi nông nghiệp ở các DN cổ phần hóa hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

Thúy Hằng

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục