(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có 85% dân số thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp (SXNN) và có nhiều loại nông sản lợi thế, đặc trưng. Do vậy, phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội từ tỉnh đến cơ sở quan tâm thực hiện.


Năm 2019, tỉnh đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thông qua hội chợ, tuần lễ giới thiệu sản phẩm tại các siêu thị lớn ở Hà Nội, qua đó đưa các nông sản chủ lực của tỉnh đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. 

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, quyết định để đẩy mạnh SXNN theo hướng hàng hóa tập trung gắn với hình thành các chuỗi liên kết. Trong đó, thực hiện Chỉ thị số 40, ngày 13/11/2014 của BTV Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc phát triển hợp tác, liên kết SXNN gắn với xây dựng cánh đồng lớn và vận động người dân cải tạo vườn tạp đã tạo động lực thúc đẩy sản xuất, nhất là các sản phẩm lợi thế. Từ đó nâng cao giá trị SXNN bình quân trên một đơn vị diện tích.

Trên cơ sở thực hiện Chỉ thị số 40 và Nghị quyết số 04, ngày 26/4/2016 của BTV Tỉnh ủy về cải tạo vườn tạp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh đã ban hành quyết định về việc phê duyệt Đề án cải tạo vườn tạp và chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng đề án, kế hoạch cải tạo vườn tạp. Đồng thời, chỉ đạo ngành NN&PTNT xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương căn cứ điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển sản xuất để xây dựng kế hoạch thực hiện cánh đồng lớn dựa theo các tiêu chí cụ thể. Theo đó, bước đầu đã hình thành những cánh đồng lớn như: vùng sản xuất cam Cao Phong; vùng sản xuất chè đen phục vụ xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Sông Bôi (Lạc Thủy); vùng sản xuất cây có múi thuộc HTX nông nghiệp - thương mại Mường Động (Kim Bôi); vùng sản xuấn nhãn an toàn thuộc HTX nông nghiệp Sơn Thủy (Kim Bôi).

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; tập trung hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với những sản phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh gắn với hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm an toàn. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT rà soát, xác định các khu sản xuất trồng trọt tập trung ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học tại các huyện, thành phố. Hiện đã xác định được 14 khu vực tại 7 huyện với tổng diện tích gần 290 ha. Quy mô các khu sản xuất đều đáp ứng quy định về diện tích tối thiểu của cánh đồng lớn. Đây được xem là tiền đề cần thiết để thu hút vốn đầu tư phát triển thành các khu SXNN ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học.

Với việc thực hiện chính sách ưu tiên các xã nằm trong vùng sản xuất quy hoạch, vùng sản xuất hàng hóa tập trung và vùng chuyên canh, những năm qua, toàn tỉnh đã cải tạo được khoảng 3.800 ha vườn tạp, có trên 11.500 hộ tham gia với tổng kinh phí hơn 82.175 triệu đồng. Điển hình như huyện Lạc Sơn đã có trên 700 ha vườn tạp được cải tạo; huyện Tân Lạc có trên 400 ha vườn tạp được cải tạo thành những vườn cây đặc sản, chủ lực như: su su, bưởi đỏ, bưởi da xanh, quýt ngọt; huyện Kim Bôi, Cao Phong cải tạo hàng nghìn ha trồng cây ăn quả có múi, nhãn, mía các loại... 

Nhằm hỗ trợ thực hiện hiệu quả chủ trương cải tạo vườn tạp, xây dựng cánh đồng lớn, ngành NN&PTNT đã tăng cường tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt và bảo vệ thực vật cho nông dân với khoảng 600 lớp tập huấn, 40 mô hình khảo nghiệm, trình diễn chuyển giao kỹ thuật với 1.400 ha; 24 lớp đào tạo nghề trồng rau an toàn, cây có múi, dược liệu, quản lý dịch hại tổng hợp tại những vùng sản xuất tập trung... Tỉnh ưu tiên, dành nguồn lực xây dựng các quy trình công nghệ; thực hiện nhiều đề tài, dự án triển khai nghiên cứu phục vụ phát triển nông nghiệp; thực hiện khảo nghiệm, sản xuất thử, mô hình trình diễn nhiều loại giống cây trồng để đánh giá độ thích nghi, phù hợp của các giống cây trồng trên địa bàn tỉnh, từ đó phục vụ mục tiêu xây dựng cánh đồng lớn. Hiện nay, trong tỉnh đã có vùng sản xuất hàng hóa chủ lực, đặc trưng có giá trị kinh tế cao như: vùng trồng cây ăn quả có múi, rau an toàn, mía các loại, vùng trồng nhãn, cây dược liệu... Đặc biệt, tỉnh quan tâm hỗ trợ, định hướng các địa phương chứng nhận diện tích sản xuất trồng trọt đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP. Tính đến tháng 9/2019, diện tích sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ đạt 1.369 ha. 

Bên cạnh đó, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Cao Phong; nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm: nhãn Sơn Thủy (Kim Bôi), rau su su Quyết Chiến (Tân Lạc), quả lặc lày Lương Sơn, cam Lạc Thủy, bưởi đỏ Tân Lạc; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho 3 sản phẩm là cá, tôm sông Đà, mật ong Hòa Bình, gà Lạc Thủy. Hiện đang xây dựng kế hoạch hỗ trợ tạo lập, quản lý nhãn hiệu chứng nhận các sản phẩm: chè Sông Bôi, sả - tinh dầu sả TP Hòa Bình, xạ đen Hòa Bình. Song song với đó, khâu xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm trồng trọt được đẩy mạnh bằng hoạt động tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại gắn với từng sản phẩm hàng hóa cụ thể; có chính sách hỗ trợ công tác xây dựng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực...

Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương đôn đốc, điều hành hoạt động của các HTX trong liên kết tiêu thụ sản phẩm với nông dân, qua đó giúp tỷ lệ tiêu thụ thông qua hợp đồng tăng mạnh, nhất là đối với sản phẩm cây có múi, rau an toàn... Quan tâm hỗ trợ xây dựng cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm trồng trọt an toàn tại một số huyện và TP Hòa Bình; tổ chức xác nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi cho 6 cơ sở SX-KD.

Việc thực hiện Chỉ thị số 40 của BTV Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển hợp tác, liên kết SXNN gắn với xây dựng cánh đồng lớn và vận động người dân cải tạo vườn tạp đã tạo sự chuyển biến tích cực trong tư duy, việc làm của người dân, doanh nghiệp, HTX. Trong tỉnh đã xuất hiện nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, tổ hợp tác và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo động lực cải tạo vườn tạp gắn kết với vùng sản xuất tạo ra sản lượng lớn có sức cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.
 

 Thu Hiền

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục