(HBĐT) - Quy hoạch sử dụng đất (SDĐ) có vai trò phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai, thúc đẩy phát triển KT-XH. Tuy nhiên, chất lượng thực hiện còn nhiều hạn chế, các chỉ tiêu về quy hoạch, kế hoạch SDĐ đạt thấp, sự gắn kết quy hoạch SDĐ với các quy hoạch khác không thống nhất, thường xuyên phải điều chỉnh. UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch SDĐ theo Luật Quy hoạch, Luật Đất đai, thực hiện nghiêm các chỉ tiêu trong quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.


UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương quy hoạch sử dụng đất đồng bộ với các quy hoạch khác, tập trung cho các khu vực trung tâm, đất có giá trị thương mại cao, có tiềm năng phát triển du lịch, thương mại. Ảnh: Một góc Khu trung tâm Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình). 

Đến nay, đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ giai đoạn 2015-2020 được Chính phủ phê duyệt; đối với cấp huyện, UBND tỉnh đã chỉ đạo lập, thẩm định, trình duyệt theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Quy hoạch SDĐ các cấp được lập, phê duyệt để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của các địa phương theo chu kỳ, thời gian cụ thể xác định. Qua mỗi giai đoạn phát triển KT-XH, quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã dần tích hợp, thống nhất với quy hoạch xây dựng vùng, xây dựng đô thị, xây dựng xã nông thôn mới, quy hoạch ngành, lĩnh vực có SDĐ. 

Tỉnh đã tổng hợp kết quả thực hiện mục đích SDĐ từ năm 2014-2019. Theo đó, kết quả thực hiện các chỉ tiêu SDĐ đến hết năm 2014 với tổng diện tích 459.062,49 ha (gồm: đất nông nghiệp 387.314,5 ha, đất phi nông nghiệp 52.595,58 ha, đất chưa sử dụng 19.152,41 ha, chủ yếu là đất núi đá, không có rừng cây và một phần đất đồi núi chưa sử dụng). Kết quả sử dụng đất năm 2019 với tổng diện tích 459.062,49 ha (gồm: đất nông nghiệp 386.333,06 ha, đất phi nông nghiệp 53.741,55 ha; đất chưa sử dụng 18.987,88 ha, chủ yếu là đất núi đá không có rừng cây và một phần đất đồi núi chưa sử dụng). Kết quả trên cho thấy, chất lượng quy hoạch SDĐ còn nhiều hạn chế. Quy hoạch SDĐ mới làm tốt nhóm dự án phát triển hạ tầng và các dự án đầu tư công khác, do các dự án này đã được xác định và đăng ký trước theo pháp luật đất đai. Đối với các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách, do các doanh nghiệp làm chủ đầu tư, như nhóm dự án nhà ở thương mại, sân golf, du lịch sinh thái, thương mại dịch vụ khác, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp ngoài khu công nghiệp, đất sản xuất vật liệu xây dựng và nhóm dự án nông nghiệp khác thì còn phải bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ, do các nhà đầu tư đăng ký sau khi quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được phê duyệt. Kết quả thực hiện quy hoạch SDĐ đối với nhóm đất phi nông nghiệp đạt thấp (giai đoạn 2016-2019 đạt 48,69%), nhất là đất phát triển hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư chậm, hoặc chưa bố trí được nguồn lực tài chính để thực hiện dự án, hoặc chưa thỏa thận xong việc chuyển nhượng quyền SDĐ để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, nên chưa đủ các thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích SDĐ. Những nguyên nhân đó đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ.

Tại cuộc họp bàn giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch SDĐ, quy hoạch xây dựng do Tỉnh ủy tổ chức mới đây, các ngành và địa phương thống nhất cho rằng: Chất lượng quy hoạch, kế hoạch SDĐ còn thấp, tính dự báo hạn chế, sự gắn kết quy hoạch SDĐ với các quy hoạch khác không thống nhất, thường xuyên phải điều chỉnh. Việc bổ sung các dự án vào quy hoạch mất nhiều thời gian. Cần bố trí nguồn lực để mời các nhà tư vấn có năng lực xây dựng quy hoạch. Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai, mạnh dạn thu hồi các dự án đầu tư chuyển cho các nhà đầu tư có năng lực, xứng đáng hơn.

Để quy hoạch SDĐ giai đoạn 2021-2030 cấp huyện, kế hoạch SDĐ 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh, kế hoạch SDĐ hàng năm cấp huyện trên địa bàn tỉnh được triển khai; công tác lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện đạt chất lượng cao theo Luật Quy hoạch và Luật Đất đai, UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương thực hiện giải pháp tập trung vào nâng cao chất lượng quy hoạch SDĐ. Theo đó, quy hoạch tập trung cho các khu vực trung tâm, đất có giá trị thương mại cao, thuận lợi giao thông, có tiềm năng phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ, trên cơ sở tích hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng, đô thị, các quy hoạch, ngành, lĩnh vực. Trên cơ sở nguồn lực ngân sách và ngoài ngân sách Nhà nước để rà soát, đề xuất lập, điều chỉnh quy hoạch theo lĩnh vực ngành được giao quản lý xây dựng quy hoạch đất đai, đồng bộ với quy hoạch tỉnh, vùng, các quy hoạch ngành, lĩnh vực. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch SDĐ theo quy định của pháp luật; xác định ranh giời trên bản đồ, công khai diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt. Việc giới thiệu địa điểm để các nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát, lập dự án đầu tư phải phù hợp với các khu chức năng về phát triển thương mại tại nông thôn, đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, du lịch thương mại, dịch vụ, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp theo quy hoạch tỉnh, vùng, các quy hoạch ngành, lĩnh vực, hạn chế tối đa đầu tư ngoài quy hoạch.

Theo Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Trần Anh: Chất lượng quy hoạch SDĐ còn nhiều bất cập. Khi kiểm tra thực hiện quy hoạch đạt tỷ lệ thấp. Để nâng cao chất lượng tư vấn cần có nguồn lực và nhà tư vấn có năng lực, thực hiện trên cơ sở phải lấy ý kiến nhà khoa học, tập đoàn lớn, người dân thì quy hoạch mới có chất lượng cao. Đặc biệt, phải quan tâm đến năng lực thực hiện dự án của các chủ đầu tư, lựa chọn thật kỹ nhà đầu tư, nhằm bảo đảm dự án triển khai đúng tiến độ và khả thi; kiên quyết không giao đất, chuyển mục đích SDĐ các trường hợp không có trong kế hoạch SDĐ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật, kiên quyết thu hồi các dự án không triển khai, hoặc triển khai không bảo đảm tiến độ cam kết, bảo đảm cho việc SDĐ đúng quy hoạch, kế hoạch, thực hiện nghiêm các chỉ tiêu trong quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.


 Lê Chung

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục