(HBĐT) - Ngày 14/5, UBND tỉnh tổ chức họp Ban chỉ đạo (BCĐ) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chỉ số cạnh tranh (PCI) tỉnh Hòa Bình để đánh giá chỉ số PCI năm 2019. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp. Cùng dự có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh.


Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.

Năm 2019, Chỉ số PCI của tỉnh đạt 63,84 điểm, là năm có điểm số cao nhất từ trước đến nay, được xếp vào nhóm điều hành khá và xếp thứ 48/63 tỉnh, thành phố. So với năm 2018, có 5 chỉ số thành phần tăng điểm và tăng thứ hạng, gồm: Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, chi phí không chính thức, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, cạnh tranh bình đẳng, đào tạo lao động. 2 chỉ số thành phần tăng điểm nhưng giảm thứ hạng (chi phí thời gian, thiết chế pháp lý và ANTT); 3 chỉ số thành phần giảm điểm và giảm thứ hạng (gia nhập thị trường, tính minh bạch, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (DN).

So với mục tiêu kế hoạch năm 2018 đề ra tại Quyết định số 02, ngày 2/1/2019 của UBND tỉnh thì điểm số chỉ số PCI tăng 2,11 điểm và 3 chỉ số thành phần (chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, đào tạo lao động) đạt mục tiêu kế hoạch, còn 7 chỉ tiêu thành phần chưa đạt mục tiêu.

 Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ những tồn tại, hạn chế, nhất là đối với chỉ số thành phần và những chỉ tiêu bị đánh giá  kém như: Gia nhập thị trường, tính minh bạch; việc ứng dụng CNTT vào thủ tục đăng ký DN; nhiều DN còn đánh giá cán bộ chưa am hiểu chuyên môn khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC). DN phản ánh tỉnh giải phóng mặt bằng chậm; việc cung cấp thông tin về đất đai của các cơ quan Nhà nước chậm chạp; thiếu quỹ đất sạch... Theo đó, các đại biểu cho rằng cần phải rút ngắn thời gian "cấp giấy phép con"; bố trí cán bộ có năng lực, trình độ giải quyết các TTHC cho DN đối với chỉ số gia nhập thị trường. Đồng thời, cần công khai, minh bạch hơn nữa, đa dạng kênh thông tin các quy hoạch, kế hoạch do cơ quan mình quản lý, nhất là các quy hoạch xây dựng đối với chỉ số tính minh bạch...

Kết luận cuộc họp, đồng chí Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Theo đánh giá của DN, nhiều chỉ số tỉnh ta chưa đạt nên từng ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Đặc biệt triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch chung cũng như quy hoạch lòng hồ sông Đà, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất (SDĐ). Sở Tài chính nghiên cứu ưu tiên nguồn lực để thuê tư vấn thực hiện kịp thời công tác này. Đối với các huyện, thành phố cần tập trung thực hiện quy hoạch SDĐ, trong đó quan tâm cập nhật các dự án để thực hiện quy hoạch đảm bảo phù hợp, chất lượng, thúc đẩy thu hút đầu tư. Sở Tài chính, Sở KH&ĐT quan tâm tạo quỹ đất sạch, tuy nhiên phải theo nhu cầu thực tế của nhà đầu tư.

Đối với từng chỉ số cụ thể, nhất là chỉ số gia nhập thị trường, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu từng sở, ngành nghiên cứu, chẻ nhỏ phân tích từng mục tiêu để quy rõ trách nhiệm, từ đó có hướng phấn đấu, mục đích chung là nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Với chỉ số Tính minh bạch, cần cung cấp công khai các thông tin về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đất đai cũng như các văn bản pháp lý để các DN nắm bắt.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Trong công tác thanh tra đối với DN cần có kế hoạch cụ thể, phối hợp giữa các ngành để khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp. Về tính năng động, cần quan tâm luân chuyển cán bộ, lựa chọn những người có năng lực, trình độ, có tâm, có tầm trong giải quyết công việc với DN. Lãnh đạo các sở, ngành phải quan tâm văn bản đi, văn bản đến để kiểm soát các thủ tục, nắm chắc và sát sao các phần việc để có sự chỉ đạo sát, đúng…


 Hoàng Nga

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục