(HBĐT) - Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, 5 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành nông nghiệp huyện Lạc Thủy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tái cơ cấu ngành tạo vị thế, mở tương lai mới cho nông nghiệp: Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành vùng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Xây dựng được nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi, ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng tầm giá trị nông sản…


Nông dân xã An Bình (Lạc Thủy) sử dụng máy gặt thu hoạch lúa, giảm sức lao động.

Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Cả hệ thống chính trị của huyện đã tập trung triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững,giai đoạn 2016 - 2020. Cùng với việc triển khai thực hiện tốt các chính sách của T.Ư, của tỉnh, huyện tăng cường đào tạo cán bộ chuyên sâu về kỹ thuật nông nghiệp để phục vụ sản xuất; thực hiện liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi. Nhằm tạo nguồn lực mạnh mẽ trong tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp, huyện tổ chức rà soát, đánh giá, phân loại, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của HTX nông nghiệp, khuyến khích thành lập mới HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân tiêu thụ nông sản được quan tâm. Đặc biệt, huyện chú trọng xây dựng bảo hộ các sản phẩm chủ lực như: "Cam Lạc Thủy”, "Gà Lạc Thủy”, "Dê Lạc Thủy”…

Để sản xuất phát triển, nâng cao giá trị trên từng đơn vị diện tích, huyện tổ chức dồn điền, đổi thửa được 459,74 ha. Một số địa phương làm tốt công tác dồn điền, đổi thửa, tạo tiền đề phát triển sản xuất như: Xã An Bình, thị trấn Chi Nê, xã Phú Nghĩa… Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 9,05%/năm (vượt kế hoạch đề án). Vùng sản xuất rau an toàn tập trung được hình thành, với tổng diện tích sản xuất155 ha, giá trị sản xuất đạt 351 triệu đồng/ha/năm. Cùng với phát triển sản xuất rau an toàn, huyệntập trung phát triển cây ăn quả có múi, giá trị kinh tế cao. Diện tích cây ăn quả có múi của toàn huyện là 1.318,8 ha, sản lượng đạt 30.000 tấn; giá trị sản xuất cây ăn quả có múi đạt 395 triệu đồng/ha/năm. Vùng sản xuất cây ăn quả có múi tập trung ở các xã: Đồng Tâm, Hưng Thi, Thống Nhất… Năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm "Cam Lạc Thủy” đã khẳng định chất lượng, thương hiệu cam Lạc Thủy trên thị trường.

Song song vớiphát triểntrồng trọt, lĩnh vực chăn nuôikhẳng định được vị thế trên thị trường, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng. Ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn, hình thức trang trại, gia trại tập trung, sử dụng giống năng suất cao, thay đổi phương thức chăn nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ngành chăn nuôi đạt 8,5%/năm. Theo thời gian, huyệnđã giữ gìn, bảo tồn, phát triển giống gà Lạc Thủy quý hiếm, chất lượng thịt thơm ngon. Tổng đàn gà của huyện 1,197 triệu con, trong đó, giống gà Lạc Thủy chiếm trên 71%. Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận "Gà Lạc Thủy”. Toàn huyện có 3 HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết từ khâu sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm; 17 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống gà Lạc Thủy và 11 trang trại, 230 gia trại chăn nuôi gà.

Nâng tầm giá trị nông sản, huyện tích cực triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và xúc tiến thương mại nông sản. Đến nay, Lạc Thủy có 10 sản phẩm OCOP, trong đó,2 sản phẩm được công nhận 4 sao, gồm: Gà tươi nguyên con, chủ thể HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy; chè sông Bôi, chủ thể Công ty TNHH hai thành viên sông Bôi - Thăng Long. 8 sản phẩm OCOP 3 sao, gồm: Na Đồng Bong của HTX dịch vụ nông nghiệp Đồng Tâm; trứng gà Ngọc Hân - HTX Sơn Nam; mật ong Khoan Dụ - HTX nuôi ong Khoan Dụ; thanh long ruột đỏ - HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà; dưa kim hoàng hậu - Công ty CP nông trại hữu cơ Việt Nam; cam Chung Hường - nhà vườn Chung Hường; cam trứng - nhà vườn Vũ Duy Tân; cam Lạc Thủy - nhà vườn Thuland. Huyện đã thu hút doanh nghiệp liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản. Trong đó, nông sản xuất khẩu gồm 3 doanh nghiệp: Công ty TNHH ớt Việt Nam, Công ty CP công nghệ và phát triển nông nghiệp Trường Sơn, Công ty Hagimex; liên kết với các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trong và ngoài tỉnh.

Sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp giúp đời sống nông dân được nâng cao, cảnh quan nông thôn tươi đẹp. Huyện có 8/8 xã đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 giảm còn 4,03%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55,17%.


Thu Thủy

Các tin khác


Xã Mỹ Hòa đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 16/12, UBND huyện Tân Lạc tổ chức lễ công bố xã Mỹ Hòa đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự.

Xã Cao Sơn vào vụ thu hoạch dong riềng

(HBĐT) - Giá bán thấp hơn năm ngoái, nhưng đang tăng dần so với thời điểm đầu vụ, những ngày này, bà con xã Cao Sơn (Đà Bắc) tất bật thu hoạch dong riềng để bán cho tư thương.

Xã Văn Nghĩa đồng lòng xây dựng cuộc sống mới

(HBĐT) - Đợt rét đậm đầu tiên của mùa đông không ngăn được nhịp sống hối hả của người dân xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) những ngày cuối năm. Đồng ruộng vẫn trải dài màu xanh của ngô, dưa bao tử và rau vụ đông. Xóm bản ấm áp hơn bởi nhóm các bà, các chị miệt mài với những sản phẩm mây, tre đan. Từng nhóm thợ tất bật hoàn thiện những ngôi nhà kiên cố để gia chủ kịp đón năm mới. Nơi đây cũng đặc biệt hơn bởi không khí nhộn nhịp chuẩn bị đón Noel của bà con giáo dân, khiến bức tranh cuộc sống mới thêm sắc màu.

Cải thiện thực chất môi trường kinh doanh

(HBĐT) - Những năm gần đây, chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh đã cải thiện, song còn nhiều khó khăn, môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư, doanh nghiệp (DN). Cải thiện môi trường kinh doanh là nỗi trăn trở của chính quyền tỉnh.

Xã An Bình: Nghề mây sả đan góp phần giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Vừa tận dụng được khoảng thời gian nhàn rỗi, vừa cải thiện thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình, nghề mây sả đan góp phần không nhỏ trong công tác giảm nghèo bền vững ở xã vùng sâu An Bình (Lạc Thủy).

Nông dân xã Vân Sơn thất thu vì quả rụng

(HBĐT) - Thời điểm này hàng năm, từ ngã ba xã Quyết Chiến đi các xã vùng cao huyện Tân Lạc, quýt cổ Nam Sơn, cam Canh… rải vàng dọc hai bên đường. Tấp nập những chuyến xe hàng đưa nông sản vùng cao về nơi tiêu thụ. Tuy nhiên, năm nay, thời tiết khắc nghiệt, cam, quýt rụng đầy vườn, người dân ngao ngán. Nỗi buồn vây kín những nhà vườn vì không thu được quả ngọt trước thềm năm mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục