(HBĐT) - Dự án "Nâng cao năng lực tự giúp cho các cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Kim Bôi” do Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em (DWC) phối hợp UBND huyện Kim Bôi và Hội LHPN huyện thực hiện bước vào năm thứ 2 của giai đoạn 2 (2020 - 2022). Với mục tiêu hoạt động ý nghĩa, thiết thực, dự án đã góp phần thúc đẩy, hỗ trợ các nhóm sở thích phát triển bền vững mô hình sinh kế nông nghiệp.


Các thành viên nhóm rau hữu cơ Lầm Trong, xóm Ba Lầm, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) tự chế thuốc thảo mộc, dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng.

Nhóm rau hữu cơ Lầm Trong, xóm Ba Lầm, xã Nuông Dăm được thành lập tháng 12/2018. Chị Quách Thi Điệp, trưởng nhóm chia sẻ: Từ khi thành lập nhóm, các thành viên được tham gia chương trình tập huấn về canh tác hữu cơ trên cây rau, phương pháp, kỹ năng giám sát, thanh tra cũng như tiếp cận tiêu chuẩn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ (PGS). Nhóm còn chủ động đào giếng giữ nguồn nước tưới, làm bờ bao, tạo vùng đệm để cách ly, ngăn ngừa ô nhiễm, sâu bệnh từ bên ngoài, đảm bảo canh tác hiệu quả; chọn vị trí phù hợp để ủ phân, tự chế thuốc thảo mộc, dinh dưỡng bổ sung cho cây, làm nơi để dụng cụ, sơ chế đóng gói và dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm… Qua hơn 2 năm hoạt động, các sản phẩm rau, củ, quả đảm bảo tiêu chuẩn của nhóm cung cấp ra thị trường được người tiêu dùng tin tưởng, đón nhận. Từ kết quả đạt được, gia đình, cộng đồng ý thức, tích cực hơn trong tham gia sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ đảm bảo tiêu chuẩn PGS.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Anh, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện, Trưởng Ban điều phối PGS huyện Kim Bôi cho biết: Ban điều phối PGS huyện được thành lập tháng 1/2019 và đi vào vận hành với 1 Ban điều phối, 4 liên nhóm sản xuất tại các xã: Cuối Hạ, Nuông Dăm, Vĩnh Tiến, Bình Sơn. Dự án đang triển khai ở giữa giai đoạn 2 (giai đoạn 1 từ tháng 1/2016 - 12/2019; giai đoạn 2 từ tháng 1/2020 - 12/2022). Hiện, PGS huyện Kim Bôi vận hành với 17 nhóm sở thích. Trong đó, 10 nhóm sở thích trồng rau hữu cơ với tổng diện tích 3,5 ha, 6 nhóm sở thích chăn nuôi gà an toàn sinh học, 1 nhóm nuôi ong mật với 128 thành viên. Sản lượng ước tính mỗi năm của các nhóm sở thích khoảng 20 tấn rau, củ, quả, hạt chuyển đổi hữu cơ/hữu cơ, khoảng 5 tấn gà thịt, 10 nghìn quả trứng gà, 1.000 lít mật ong. Bên cạnh đó có sự tham gia của các nhóm sở thích thuộc các xóm tham gia dự án cũ trong giai đoạn 1 với các sản phẩm như: Cam, bưởi, thanh long, ổi, gà.

Tuy nhiên, theo đồng chí Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện, từ khi thành lập và đi vào vận hành, một số sản phẩm trong hệ thống như dưa chuột nếp địa phương được nhiều khách hàng biết đến, có phản hồi tích cực, một số đơn vị tiêu thụ đã làm việc lâu dài với các nhóm sở thích (như HTX Tân Lập Xanh, Cửa hàng Bác Tôm...), nhưng cũng có những sản phẩm khác trong hệ thống như: Gà thịt, trứng gà, mật ong... chưa được nhiều người biết đến. Hơn nữa, nhóm khách hàng và đơn vị tiêu thụ sản phẩm chủ yếu tại Hà Nội, trong khi ngay tại địa phương người dân chưa biết nhiều đến các sản phẩm của PGS Kim Bôi. Chính vì vậy, đầu tháng 4 vừa qua, Hội LHPN huyện đã phối hợp Trung tâm Hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em (DWC) tổ chức khai trương cửa hàng giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, an toàn PGS Kim Bôi, đặt tại khu Sào, thị trấn Bo. Cửa hàng trưng bày nhiều mặt hàng thực phẩm, dược liệu, lương thực… đạt tiêu chuẩn hữu cơ PGS, thực phẩm an toàn đến từ nhiều địa phương trong toàn huyện, đặc biệt là các sản phẩm của hội viên, phụ nữ tham gia dự án. Việc khai trương cửa hàng là hoạt động quảng bá mang tính lâu dài, bền vững các nông sản hữu cơ, nông sản an toàn trong hệ thống PGS Kim Bôi, nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.


Hồng Duyên

Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục