(HBĐT) - Xã Đồng Tân (Mai Châu) có 1.358 ha rừng, trong đó có 676 ha rừng đặc dụng với thảm động, thực vật phong phú, nhiều nguồn gen quý hiếm, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn thiên nhiên, điều hòa hệ sinh thái. Những năm qua, xã chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng (BVR), ngăn chặn các hành vi chặt phá, xâm hại tài nguyên rừng trái phép, phòng, chống cháy rừng (PCCR).
Tổ bảo vệ rừng xóm Bâng, xã Đồng Tân (Mai Châu) tuần tra, kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng trái phép.
Đồng chí Hà Đức Chung, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Đẩy mạnh công tác BVR trên địa bàn, thời gian qua, xã cùng lực lượng Kiểm lâm huyện thường xuyên tổ chức tuần tra, kịp thời phát hiện hành vi xâm hại, chặt phá rừng trái phép; hướng dẫn, triển khai các biện pháp PCCR. Tiếp tục công tác tuyên truyền, triển khai tại các xóm về Luật Bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao nhận thức của bà con về lợi ích từ BVR với đời sống”.
Hiện, 8/8 xóm đều thành lập tổ BVR, mỗi tổ từ 4 - 5 thành viên cùng cán bộ kiểm lâm địa bàn tuần tra 1 - 2 lần/tháng. Các thôn, xóm, xã phối hợp các ban, ngành tuyên truyền, nhắc nhở tại các cuộc họp xóm về BVR, PCCR, treo băng rôn, khẩu hiệu, đưa vào hương ước khu dân cư. Vào thời điểm nắng nóng, mưa lũ, các tổ và cán bộ kiểm lâm địa bàn tổ chức trực 24/24h nhằm kịp thời nắm tình hình.
Xóm Bâng, Phiêng Sa có diện tích che phủ trên 70%, diện tích rừng đặc dụng lớn. Nhờ phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, các ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, nhiều năm qua địa bàn không có vụ chặt phá, xâm hại rừng. Sau mỗi mùa vụ, bà con được hướng dẫn đốt nương đúng cách, dọn thực bì, không để cháy lớn, cháy lan vào diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Trong năm 2020, xã trồng mới 6 ha, nâng độ che phủ toàn xã lên 65%.
Ông Lò Văn Hòa, Trưởng xóm Bâng cho biết: "Thông qua các cuộc họp xóm, loa truyền thanh, áp phích dán tại khu dân cư, người dân dần nâng cao nhận thức, hiểu rõ tầm quan trọng của BVR đối với đời sống, phát triển KT-XH, đảm bảo ANTT, không còn tình trạng chặt cây lấy gỗ làm nhà như nhiều năm về trước. Đồng thời, theo dõi tình hình thời tiết, chủ động cập nhật thông tin, nhận sự chỉ đạo kịp thời từ chính quyền xã. Nhiều năm nay, khu rừng tại địa bàn được bảo tồn”.
Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong công tác BVR, xã phối hợp lực lượng chức năng tổ chức ký cam kết tại các khu dân cư, nêu cao trách nhiệm của mỗi cá nhân về BVR. Tổ chức tuần tra thường xuyên, kịp thời nhận tin báo, nâng dần tần suất vào các tháng cao điểm trong năm. Duy trì phối hợp thông tin với lực lượng Kiểm lâm, đội BVR địa bàn các xã lân cận. Nhiều năm qua, không có vụ cháy, xâm hại, chặt phá rừng trái phép.
Bảo vệ, phát triển rừng là điều quan trọng, giúp người dân sống nhờ rừng, làm giàu từ rừng, xã vận động người dân tích cực tham gia trồng rừng, phát triển lâm nghiệp, bảo vệ cảnh quan môi trường, sinh thái. Hiện, toàn xã trồng 682 ha cây lâm nghiệp, gồm: Bương, luồng, keo, lát… Toàn xã có 3 xưởng làm đũa, 1 xưởng làm giấy với nguyên liệu từ cây bương, luồng và cây nguyên liệu khác tại địa bàn, giải quyết việc làm cho trên 50 lao động, thu nhập ổn định 3 - 4 triệu đồng/người/tháng, góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.
Hoàng Anh
(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.
(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.
(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.
(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.
(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.