(HBĐT) - Có dịp trở lại Đồng Ruộng, chúng tôi cảm nhận được sự chuyển mình ở một xã đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc. Năm nay, cùng chung ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, người dân trong xã còn phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên tai, dịch bệnh khiến sản xuất chịu nhiều thiệt hại. Song, bằng tinh thần vượt khó của cán bộ, Nhân dân, Đồng Ruộng đang có bước tiến mới trong phát triển KT-XH.


Tham gia mô hình nuôi lợn bản địa giúp nhiều hộ ở xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) có thêm điều kiện phát triển kinh tế.

Những tháng đầu năm, tình hình sản xuất trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn. Cả xã có trên 100 con bò mắc bệnh viêm da nổi cục, một số con bị chết. Đặc biệt, vào cuối tháng 6, đầu tháng 7, do nước hồ Hòa Bình xuống rất thấp, đục ngầu, khiến cá nuôi lồng chết hàng loạt; đã có 120 lồng của 43 hộ ở 4 xóm bị thiệt hại, với khoảng 11.570 kg, tổng giá trị thiệt hại lên đến gần 1.026 triệu đồng. Để giúp đỡ người dân, Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo các ngành, đoàn thể và các xóm tích cực phối hợp kiểm tra sản xuất, hướng dẫn bà con biện pháp kỹ thuật. Đối với hiện tượng cá chết, UBND xã chỉ đạo các xóm kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sản. Chỉ đạo các hộ di dời lồng cá đến vị trí nước trong, có dòng chảy; sử dụng đường ống dẫn nước sạch xuống lồng nuôi. Đồng thời, khẩn trương giúp dân tìm nơi tiêu thụ đối với sản phẩm cá còn tươi sống, sát sao chỉ đạo biện pháp xử lý lượng cá chết, không để gây ô nhiễm môi trường. Hiện, các hộ đang dần tái đầu tư, khôi phục sản xuất.

Nhờ kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó với thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất, nhất là người dân thay đổi cách làm nông nghiệp đã giúp các hộ vượt qua gian khó. Chủ tịch UBND xã Hà Văn Tùng cho biết: Bám sát nghị quyết của Đảng ủy và kế hoạch của UBND xã về nhiệm vụ phát triển KT-XH, trong các cuộc giao ban, UBND xã thường xuyên đôn đốc các ngành và từng xóm tuyên truyền, vận động, giúp đỡ hộ dân ứng dụng KHKT vào sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Xã chú trọng mở lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, lớp dạy nghề ngắn ngày và tạo điều kiện giúp các hộ tham gia mô hình, dự án về sản xuất nông nghiệp. Người dân đúc rút được kinh nghiệm canh tác từ thực tiễn nên mang lại hiệu quả; 100% diện tích gieo trồng sử dụng giống mới. Cũng diện tích canh tác ấy trước đây thiếu ăn, nhưng nay các hộ không còn lo vấn đề lương thực.

Đất khó Đồng Ruộng đang từng bước chuyển mình nhờ tư duy làm ăn của bà con đã đổi thay. Nhiều hộ mạnh dạn vay vốn đầu tư làm kinh tế. Toàn xã có tổng dư nợ Ngân hàng CSXH trên 18 tỷ đồng; dư nợ Ngân hàng NN&PTNT trên 10 tỷ đồng. Đặc biệt, từ các chương trình, dự án đầu tư cho xã đặc biệt khó khăn và vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai đã giúp xã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, các mô hình sản xuất, tạo đòn bẩy phát triển. Dự án "Ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng của thiên tai tại huyện Đà Bắc" được triển khai trên địa bàn là một ví dụ. Từ mô hình chăn nuôi lợn bản địa, 75 hộ trong xã được hỗ trợ 225 con giống (mỗi hộ 3 con), trong đó có 220 con lợn nái, 5 con lợn đực giống; nhiều con đã sinh sản, nhân đàn.

Là hộ diện khó khăn, gia đình chị Hà Thị Chức, xóm Hày được tham gia mô hình nuôi lợn bản địa. Chị Chức chia sẻ: Được hỗ trợ lợn giống và thuốc thú y, thức ăn tổng hợp giai đoạn đầu, gia đình rất phấn khởi. Chúng tôi cũng được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, làm chuồng nuôi nên lợn phát triển khỏe mạnh. Có con đã đẻ được 8 con lợn giống, gia đình dự định để nuôi cả, từ đó làm cơ sở mở rộng quy mô chăn nuôi.

Thực tế cho thấy, với sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị và Nhân dân, cùng tinh thần bền bỉ vượt khó đã giúp đời sống của người dân Đồng Ruộng dần nâng cao. Ước tính 9 tháng năm nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 21,5 triệu đồng, xã giảm còn hơn 180 hộ nghèo.


Bình Giang


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục