(HBĐT) - Sau 30 năm tái lập, từ một tỉnh có chưa tới 40% hộ dân được sử dụng điện, đến nay, ánh điện quốc gia đã phủ khắp các vùng quê trong tỉnh. Hạ tầng lưới điện được quan tâm xây dựng, cải tạo, nâng cấp, ngày càng đáp ứng nhu cầu ph.át triển kinh tế của Nhân dân, góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo.


Năm 2018, điện lưới quốc gia được kéo đến xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) - đây là xóm có điện muộn nhất trên địa bàn tỉnh. 

Là tỉnh miền núi với địa hình phức tạp, dân cư phân bố thưa thớt nên công tác đầu tư, xây dựng hạ tầng lưới điện trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn. Theo ngành chức năng, khi mới thành lập, toàn tỉnh mới có 1 chi nhánh điện thị xã với cơ sở vật chất thiếu thốn, lưới điện cũ nát, chắp vá; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện mới đạt hơn 38%. Sau tái lập tỉnh, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đến năm 2002, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện tăng lên hơn 73%, điện được phủ đến 175/214 xã, phường, thị trấn. Đặc biệt, trong 2 năm 2002 - 2003, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được hưởng niềm vui từ lưới điện quốc gia. 

Để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, với sứ mệnh "điện phải đi trước một bước”, Công ty Điện lực Hòa Bình đã huy động nguồn lực để đầu tư mới, cũng như cải tạo, nâng cấp các điểm xung yếu nhằm nâng cao chất lượng điện. Như trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành điện thực hiện nâng cấp một số đường dây 6 kV lên 22 kV trên địa bàn TP Hòa Bình, 10 kV lên 35 kV khu vực huyện Yên Thủy và từ 10 kV lên 22 kV khu vực Ba Hàng Đồi - Lương Sơn - Kim Bôi; xóa bỏ một số trạm trung gian. Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn sau khi tiếp nhận vì hầu như đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng điện năng. Với những nỗ lực đó, đến tháng 5/2016, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện trên địa bàn tỉnh đạt 99,7%. Nhờ có điện lưới quốc gia đã đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM ở các khu vực còn nhiều khó khăn của tỉnh. 

Để tiếp tục nâng cao chất lượng cung ứng điện, từ năm 2016 đến nay, ngành điện đã triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp hạ tầng lưới điện ngày càng đồng bộ hơn. Theo đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, Công ty Điện lực Hòa Bình đầu tư xây dựng trên 400 công trình, với tổng số vốn trên 700 tỷ đồng; gần 200 tỷ đồng cho các dự án sửa chữa lớn, trên 200 hạng mục công trình và hàng chục tỷ đồng cho các dự án sửa chữa thường xuyên. Trong năm 2021, các đơn vị điện lực thực hiện cấy mới các trạm biến áp (TBA) chống quá tải đường dây, nâng cao chất lượng cung ứng điện với 77 TBA trên toàn tỉnh. Năm 2022, dự kiến có thêm trên 100 TBA được cấy mới ở các khu vực nông thôn. 

Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết: Trong 5 năm trở lại đây đã có gần 500 TBA được cấy mới ở các khu vực có bán kính cấp điện lớn, qua đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của Nhân dân. Từ đó góp phần giảm tổn thất điện năng ở đường dây hạ thế còn dưới 9%. Trong thời gian tới, công ty tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, cải tạo lưới điện nông thôn để góp phần phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững. Ngoài ra, trong thời gian tới dự kiến xây dựng 2 trạm 110 kV ở huyện Kim Bôi, Tân Lạc. 

Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, những năm qua, hạ tầng lưới điện trên địa bàn tỉnh ngày càng được đầu tư đồng bộ, chất lượng điện năng nâng cao. Không còn những xóm nghèo phải "đói” ánh điện, điện lưới quốc gia thực sự là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy bà con vùng khó khăn phát triển kinh tế để từng bước vượt lên đói nghèo. 


Viết Đào


Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục