(HBĐT) - LTS: Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh xung quanh những đóng góp quan trọng của HHDN, cùng những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân nhằm vượt qua đại dịch Covid-19, thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép”.


Hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh ủng hộ hàng hoá, nhu yếu phẩm và tiền mặt trị giá hàng chục tỷ đồng hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19.

P.V: Thời gian qua, tình hình dịch Covid-19 diễn ra rất phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn. Vậy, vai trò của HHDN tỉnh được thể hiện như thế nào nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN khôi phục, tiếp tục duy trì sản xuất, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Cao Sơn: Dịch Covid-19 diễn ra khoảng hơn một năm rưỡi, nhất là từ đầu năm đến nay là quãng thời gian đặc biệt, bởi tất cả các DN trên địa bàn cả nước nói chung đều gặp phải khó khăn.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc, trong đó có cộng đồng DN, doanh nhân trong tỉnh đã tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, vượt qua khó khăn, thách thức, không ngừng phấn đấu đạt "mục tiêu kép”, vừa tăng cường hoạt động SX-KD, vừa phòng, chống tốt dịch bệnh.

Cho đến nay có thể đánh giá Hoà Bình là tỉnh đã kiểm soát tốt dịch bệnh. Cùng với đó, các cấp, ngành đã quan tâm, đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN, nhà đầu tư. Về phía các DN, nhằm hoạt động trong điều kiện vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì sản xuất, các phương án: "3 tại chỗ”, "1 cung đường, 2 điểm đến”, y tế tại chỗ... được quan tâm thực hiện, nhất là địa bàn huyện Lương Sơn.

Ngoài thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình hình, vận động các DN vượt qua khó khăn, HHDN tỉnh luôn lắng nghe những ý kiến phản ánh, kiến nghị của hội viên trong quá trình kinh doanh để đề xuất với các cơ quan chức năng, lãnh đạo tỉnh xem xét quan tâm hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời.

Ngày 9/8/2021, HHDN tỉnh đã gửi văn bản cho đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh về tổng hợp những khó khăn, vướng mắc và ý kiến đề xuất, kiến nghị của các DN, nhà đầu tư để tập trung tháo gỡ trong giai đoạn dịch Covid-19.

Đặc biệt, thời gian qua, HHDN tỉnh đã nghiên cứu, đề xuất trình Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành năm 2021 (DDCI), được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 679, ngày 31/3/2021. HHDN tỉnh được giao là cơ quan chủ trì thực hiện triển khai Bộ chỉ số, trong tháng 7/2021 đã, đang triển khai phát phiếu cho các DN, hộ kinh doanh, HTX chấm điểm các sở, ngành và huyện, thành phố. Qua phân tích của đơn vị tư vấn, kết quả trả lời phiếu được đánh giá đạt yêu cầu, khách quan, đúng thực tế. Đến tháng 12 sẽ tổng hợp có kết quả, báo cáo UBND tỉnh, Ban chỉ đạo PCI của tỉnh.

Ngoài ra, HHDN tỉnh triển khai có hiệu quả quy chế phối hợp với Thanh tra tỉnh; tổ chức chương trình "Cafe doanh nhân” theo từng chuyên đề với lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành để tìm hướng giải quyết, như: Làm việc với lãnh đạo Sở Xây dựng về đơn giá xây dựng, công tác quy hoạch...; với Ngân hàng Nhà nước tỉnh về những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động tín dụng...

Qua các chương trình, các DN, nhà đầu tư đã được giải đáp, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn; môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng hơn. Nhiều DN được hỗ trợ lãi suất, vay vốn ưu đãi khôi phục SX-KD, người lao động ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc tại các DN trên địa bàn.

P.V: Đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Đồng chí có thể cho biết một số việc làm cụ thể của cộng đồng DN, doanh nhân chung tay hỗ trợ vượt qua đại dịch?

Đồng chí Nguyễn Cao Sơn: Nét đặc trưng của doanh nhân, DN Việt Nam nói chung và doanh nhân, DN tỉnh nói riêng là tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm với xã hội. Điều này thể hiện đặc biệt rõ từ đầu năm đến nay, các doanh nhân, DN cùng các tổ chức, cá nhân trong tỉnh đã quyên góp tiền, hiện vật trị giá hàng chục tỷ đồng, triển khai hàng loạt chương trình thiện nguyện trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Đặc biệt, chỉ trong 2 ngày, Hiệp hội đã vận động các DN quyên góp trên 200 tấn hàng hoá trị giá trên 1,8 tỷ đồng ủng hộ đồng bào TP Hồ Chí Minh; vận động ủng hộ thiết bị y tế điều trị Covid-19 cho bệnh viện tỉnh trị giá 1,4 tỷ đồng...

Nhìn chung, đối với hoạt động xã hội, từ thiện luôn được Hiệp hội quan tâm, coi đây là trách nhiệm đối với toàn xã hội. Hiệp hội đã triển khai, tuyên truyền chương trình của các đơn vị, tổ chức phát động nhằm ủng hộ các quỹ từ thiện, nhân đạo, quỹ vì người nghèo… Nhân dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 hàng năm, Hiệp hội đều vận động hội viên ủng hộ hàng tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo tỉnh.

P.V: Dự báo tình hình dịch Covid-19 nhiều khả năng còn kéo dài, HHDN tỉnh có những giải pháp, kiến nghị gì giúp DN, doanh nhân trong tỉnh tiếp tục hồi phục, duy trì, mở rộng SX-KD thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Cao Sơn: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 4.000 công ty, DN, HTX đang hoạt động, tạo việc làm cho hàng vạn lao động địa phương, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng cho NSNN hàng năm. Hiệp hội hiện đã có tổ chức Hội DN hoạt động trên 10/10 huyện, thành phố, với 16 tổ chức Hội.

Với vai trò của mình, Hiệp hội tiếp tục sâu sát cơ sở, nắm bắt tình hình SX-KD của DN, những thuận lợi, khó khăn, phản ánh kịp thời với các ban, ngành, có những đề xuất, kiến nghị để tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho DN phát triển. Phối hợp tổ chức các chương trình đối thoại, tạo điều kiện cho doanh nhân gặp gỡ, trao đổi với cơ quan QLNN nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN. Đồng thời, coi trọng công tác nghiên cứu, phản biện chính sách, tham gia ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật ngay từ khi đang soạn thảo. Hỗ trợ DN tham gia hội trợ, triển lãm, tìm hiểu thị trường, quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh liên kết, liên doanh; xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBND tỉnh khai thác tiềm năng sẵn có, hỗ trợ các DN đầu tư, mở rộng SX-KD, chú trọng vào lĩnh vực du lịch, sản xuất sản phẩm đặc sản của tỉnh...

Trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp hiện nay, Hiệp hội cũng đề nghị UBND tỉnh tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tăng cường các buổi đối thoại theo chuyên đề giữa cơ quan QLNN với DN để tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho các DN, nhà đầu tư; xem xét bãi bỏ hoặc điều chỉnh một số tiêu chí trong Quyết định số 1135, ngày 1/6/2021 về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh phù hợp tình hình dịch Covid-19; chỉ đạo quyết liệt hơn nữa công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư. Đẩy nhanh, ưu tiên đối tượng tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người lao động tại các DN. Qua đó, giúp DN, doanh nhân trong tỉnh đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

 

Hồng Trung (TH)

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục