Tiêu dùng trong dịp Tết đã đẩy CPI tăng mạnh.

Tiêu dùng trong dịp Tết đã đẩy CPI tăng mạnh.

CPI đã tăng gần 1/2 chỉ tiêu kiềm chế lạm phát cả năm, chưa kể tới tác động từ việc xăng tăng thêm 590 đồng/lít, điện dự kiến thêm 6,8% kể từ ngày 1/3… Đại diện Cục Quản lý giá khẳng định, thời điểm tăng giá các mặt hàng đã được tính toán kỹ lưỡng.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 của cả nước đã tăng tới 1,96% so với tháng trước. So với tháng 12/2009, CPI cả nước tăng 3,35%.
 
Nhu cầu tiêu dùng tháng Tết tăng cao đột biến, chủ yếu là nhu cầu lương thực, thực phẩm, mua sắm hàng hóa gia đình, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại tăng mạnh là nguyên nhân đẩy chỉ số giá tiêu dùng lên cao.
 
Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 3 có nhiều yếu tố để tiếp tục tăng mạnh. Yếu tố đầu tiên phải kể đến là giá xăng được các doanh nghiệp đầu mối điều chỉnh tăng thêm 590 đồng/lít kể từ ngày 21/2. Yếu tố thứ hai là giá thóc gạo đang có xu hướng tăng, trước việc các doanh nghiệp ở phía Nam tích cực thu mua lúa gạo để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã ký kết. Và điểm đặc biệt, theo dự kiến, giá điện tăng thêm khoảng 6,8% kể từ 1/3 tới cũng sẽ là yếu tố khiến giá cả nhiều mặt hàng tăng.
 
Với các yếu tố này, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 dự kiến tăng cao từ 0,7 - 0,8%; trong khi 5 năm lại đây, CPI tháng 3 thường là không tăng hoặc tăng rất thấp.
 
Nói về những tác động tăng giá các mặt hàng tính chỉ số giá cả hàng tháng, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết: Giá xăng tăng 590 đồng/lít sẽ làm CPI tăng 0,01%. Nếu tính đầy đủ giá điện tăng 6,8% thì tác động trực tiếp vòng một tới CPI là 0,16%, vòng 2 sẽ có tác động gấp đôi, tức là khoảng 0,3%. Với mức giá điện tăng 0,68% thì tác động đến giá thành các ngành sử dụng nhiều điện khoảng từ 0,09% - 2,28%.
 
“Tuy nhiên, không phải cứ chi phí đầu vào tăng là giá thành sản phẩm và giá bán hàng hoá dịch vụ tăng. Giá hàng còn phụ thuộc vào sức mua, phụ thuộc vào thị trường và mặt bằng giá chung, phụ thuộc vào các biện pháp kiểm soát, quản lý giá cả, quản lý thị trường của Nhà nước.
 
Giá thành sản phẩm còn phụ thuộc vào khả năng quản lý, tiết giảm chi phí của doanh nghiệp để giảm giá thành sản phẩm và không hẳn, cứ chi phí đầu vào tăng là làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá, của doanh nghiệp”, ông Thỏa nhấn mạnh.
 
Khẳng định thời điểm điều chỉnh các mặt hàng là hợp lý, ông Thỏa nói: “Những điều chỉnh đó đã được Chính phủ cân nhắc, các cơ quan chức năng tính toán kỹ. Tháng 1, tháng 2 do là những tháng đầu năm và do có tết nguyên đán, nên các doanh nghiệp chưa sản xuất mạnh và chưa thực sự bắt đầu chu kỳ sản xuất mới. Tiến độ sản xuất sẽ tăng trở lại từ tháng 3.
 
Với quyết định thực hiện tăng giá điện từ tháng 3 và thông tin được đưa ra sớm, sẽ giúp các doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh cả năm, sớm tính toán được chi phí đầu vào để chủ động có các biện pháp quản lý, tiết giảm chi phí hợp lý cũng như có chiến lược tăng sức cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp.
 
Nếu thời điểm tăng giá chậm lại, sẽ khiến các doanh nghiệp bị động, làm xáo trộn mọi phương án, mọi tính toán của họ. Khi các Bộ trình phương án tăng giá đều đã tính toán các yếu tố đầu vào sẽ là bao nhiêu, tác động đến giá cả đến lạm phát thế nào”.
 
                                                                                       Theo Dantri

Các tin khác


Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục