Nếu như trước tết, giá cả và nguồn cung hàng hóa tương đối ổn định thì ngay sau tết, giá nhiều loại hàng hóa tại tăng khá cao. Tuy nhiên, theo dự báo, thị trường giá cả sẽ sớm ổn định trở lại do nguồn cung dồi dào...

Sau Tết Canh Dần, tại hầu khắp các chợ lớn, nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội, giá các loại thực phẩm lại leo thang do sức mua tăng cao. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây giá thực phẩm, gia cầm, hải sản... có phần hạ nhiệt hơn do các chợ đã hoạt động bình thường trở lại, người dân ngoại tỉnh đã nườm nượp mang hàng vào bán.

"Giá thịt lợn, thịt bò tăng mạnh là do nguồn cung sau Tết giảm. Hiện nay, tại Hà Nội, mới chỉ có khoảng 30% các lò mổ hoạt động nên nguồn hàng cung ứng cho thị trường giảm khiến giá cả tăng. Tương tự, giá một số loại rau xanh tăng là do nguồn cung cấp giảm nhưng trong một vài ngày tới nguồn cung ứng tăng lên thì giá sẽ dịu lại", ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết.

Ông Phú nhận định: "Giá cả những ngày sau Tết tăng đã là quy luật chung của thị trường nhưng nhìn tổng quát thị trường Tết năm nay tương đối ổn định, giá cả không tăng đột biến và không có chuyện khan hiếm hàng hóa. Khi nguồn hàng cung ứng cho thị trường tăng mạnh trở lại trong khoảng 1 tuần nữa thì giá cả cũng sẽ dần hạ nhiệt và ổn định trở lại".

Bên cạnh đó, việc các địa phương tăng cường lượng hàng hóa dự trữ nhờ có quỹ bình ổn giá Tết cũng góp phần ổn định giá cả hàng hóa trên thị trường. Nhiều địa phương, doanh nghiệp được nhận quỹ bình ổn giá Tết khẳng định, sau Tết sẽ vẫn giữ giá bán hàng hóa ổn định như trước Tết. Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng Giám đốc Công ty Nhất Nam khẳng định: “Hệ thống siêu thị Fivimart mở cửa lại từ mùng 6 Tết và cam kết sẽ giữ giá bán như trước Tết”. Chị Vân, một tiểu thương bán rau tại chợ Khương Trung (Thanh Xuân) cho hay: So với mấy ngày sau Tết thì giá rau xanh hôm nay đã giảm rất nhiều, có loại đã giảm đến 1/3 so với cách đây vài ngày. Điều này là do hai chợ đầu mối chính cung cấp rau xanh cho Hà Nội là Long Biên, Dịch Vọng Hậu đã hoạt động trở lại, nguồn hàng đổ về đây khá dồi dào. Chị Vân cũng cho biết thêm, do thời tiết năm nay khá thuận lợi cho rau xanh phát triển nên nguồn cung không khan hiếm như năm ngoái, cứ theo đà này thì giá rau xanh đã bình ổn trở lại.

Báo cáo nhanh của Bộ Công Thương về thị trường Tết cũng khẳng định: Thị trường Tết năm nay tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến, nguồn cung hàng hóa vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đặc biệt, do công tác chuẩn bị tốt từ trước Tết, nhiều địa phương đã triển khai thực hiện việc bán hàng bình ổn thị trường và phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết, đặc biệt đối với các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Việc dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường nói chung ở các địa phương đã có hiệu ứng rất tích cực cho thị trường, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… Tại các thành phố lớn, xu hướng tiêu dùng của người dân đã có những thay đổi, lượng người tiêu dùng đến mua hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng đông do tại đây giá bán ổn định, hàng hoá phong phú, chất lượng đảm bảo, đã góp phần giảm áp lực cho các chợ và tạo ổn định giá cả trên thị trường. Giá cả một số mặt hàng phục vụ Tết có tăng nhưng mức tăng không cao. Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục đảm bảo đủ nguồn hàng cung ứng cho nhân dân sau Tết để không xảy ra hiện tượng khan hàng, sốt giá.

                                                                                  Theo Báo ĐCSVN

Các tin khác


Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Sản xuất an toàn - nâng cao giá trị na Đồng Tâm

(HBĐT) - Chúng tôi đến thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), trên khắp các sườn, đồi nông dân tất bật thu hái na chính vụ. Những cây na trĩu quả khiến ai nấy cũng phấn khởi, bởi tuy năm nay nắng nóng kéo dài, quả na không được đẹp mã như mọi năm song bán vẫn được giá.

Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục