(HBĐT) - Cùng với công cuộc CNH- HĐH đất nước, giúp việc gia đình đã trở thành một “nghề” thực thụ. Từ đó đã tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động nữ, chủ yếu là ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, trước xu thế phát triển của xã hội hiện nay, “cung” luôn không đáp ứng “cầu”, nhất là trong những ngày đầu năm.

 

Tết năm nay được nghỉ dài, tới mồng 9 mới phải đi làm, tuy vậy, từ mồng 6 tết, vợ chồng chị Hoa ở  phường Đồng Tiến đã cuống cuồng điện thoại cho chị giúp việc ở Kim Bôi. Điện tới năm lần, bảy lượt nhưng chỉ nhận được câu trả lời: Tết xong nhà chị bận lắm, phải tập trung cho việc đồng áng nên các cháu không cho đi nữa. Vậy là mấy ngày sau Tết, vợ chồng chị Hoa cứ ngồi thở vắn than dài đến ngày đi làm rồi lấy ai trông cu Tít đây?

 

Cô bạn tôi mới sinh con, tá túc ở nhà mẹ đẻ được 4 tháng, giờ mẹ con đã cứng cáp, vợ chồng muốn xin ra ở riêng để gần cơ quan đi làm cho tiện. Việc thuê nhà thì đã ổn thoả, nhưng việc tìm người giúp việc, trông con thì vẫn còn lấn bấn từ hồi trước Tết. Hỏi chỗ nọ, nhắn chỗ kia, thậm chí tận dụng cả mối quan hệ họ hàng ở quê vẫn không thể tìm được một người ưng ý. Thời gian nghỉ thai sản đã hết, nhà cũng đã thuê thế mà không thể tìm được người giúp việc, vợ chồng lại phải nấn ná để nhờ bà ngoại.

 

Đầu năm, được ngày đẹp, chị Lan chủ cửa hàng mỹ phẩm tạp hoá ở chợ Phương Lâm mở hàng để lấy may. Có lẽ cũng bởi thời tiết  thoắt lạnh, thoắt lại nóng nên việc làm ăn của chị cũng “hên” thật. Ngày đầu mở hàng mà khách đã nườm nượp, chủ yếu là chị em sắm xanh để chuẩn bị đi chơi trong mùa lễ hội.  Chị Lan mệt phờ chỉ đảm trách được việc ngồi thu tiền và đưa đôi mắt mệt mỏi quan  sát hàng hoá để tránh bị trộm cắp chứ không có thời gian để giới thiệu mặt hàng hay để chuyện trò cùng những vị khách quen. Thường thì quầy hàng của chị luôn có từ 2- 3 cháu chừng tuổi mười tám, đôi mươi phụ giúp. Nhưng Tết vừa rồi, các cháu về quê, mải làm, mải chơi lên muộn, có cháu còn không hẹn ngày trở lại. Vậy là ngày đầu năm chị đã phải trưng biển với hàng chữ to nổi bật “Tuyển nhân viên bán hàng” ngay trước quầy.

 

Đem chuyện “khan” người giúp việc bày tỏ với chị Nguyên Thị Minh Nguyệt, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm - Hội LHPN tỉnh bất ngờ lại được nghe chị than: Tết nhất xong lại bệnh tật mệt mỏi quá, đã thế, chị giúp việc lại lặn một hơi bây giờ hai vợ chồng già đang phải gồng mình để lo việc nhà, việc cơ quan. Làm công việc hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu đã nhiều năm chị nhận định: Đó là tình trạng chung! Vì hiện tại nghề giúp việc không chỉ ở các thành phố lớn mà ngay ở Hoà Bình cũng vậy “cung” thường không đủ “cầu”. Những  người làm việc ở thành phố Hoà Bình có mức lương dao động từ 900-1,2 triệu đồng/ tháng, còn ở Hà Nội, phổ biến là từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng. Mức lương này có khi còn cao hơn lương của công nhân ở một số đơn vị sản xuất kinh doanh, trong khi môi trường làm việc “ mưa không đến mặt, nắng không tới đầu” vậy mà chị em vẫn không mặn mà lắm.

 

Cùng chung cảnh ngộ thiếu công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp, chuyện thiếu ngưòi giúp việc cũng làm cho nhiều gia đình ở chốn thành thị lâm vào cảnh khóc dở, mếu dở trong những ngày đầu năm.

 

                                                           Thuý Hằng

 

Các tin khác


Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục