Đó là công bố của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào tại buổi họp báo ngày 26.2 về việc tăng giá điện từ 1.3 tới.

Cũng theo ông Hào, việc điều chỉnh giá điện là cần thiết để thực hiện theo cơ chế thị trường. Và đây là lần tăng giá duy nhất trong năm 2010, bởi theo Quyết định 21 của Thủ tướng Chính phủ, từ 2009 đến 2012, mỗi năm giá điện chỉ được điều chỉnh một lần.

Phải tăng bởi đầu vào

Lý do phải tăng giá điện được Bộ Công Thương giải thích là bởi tỉ giá ngoại tệ tăng từ 17.000đ/USD (thời điểm tính giá điện năm 2009) lên đến 18.470 vào tháng 12.2009, đã làm tăng chi phí sản xuất và mua điện gần 800 tỉ đồng.

Mặt khác, giá khí Cửu Long tăng 22% từ 1.6.2009, làm tăng chi phí mua điện năm 2009 thêm 95 tỉ đồng. Giá khí MP3 cho Nhà máy điện Cà Mau tăng cao theo giá dầu thế giới, cùng chi phí bảo dưỡng vận hành của nhà máy này tăng đáng kể theo hợp đồng bảo dưỡng vận hành của nhà máy mới ký; giá dầu DO tăng 16%, FO tăng 29% làm tăng thêm chi phí phát điện 156 tỉ đồng...; do các thông số đầu vào thay đổi, ước tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện toàn ngành tăng thêm 2.565 tỉ đồng so với phương án giá điện được duyệt.

Dự kiến năm 2010, các chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh điện sẽ tiếp tục tăng cao do giá than, khí, dầu... đều tăng. Riêng giá than cho điện tăng tới 47% đối với than cám 4b và tăng 28% than cám 5, đã làm chi phí phát điện của năm 2010 tăng thêm khoảng 1.280 tỉ đồng.
 
Mức lương tối thiểu cũng được điều chỉnh tăng từ 650.000đ lên mức 730.000đ từ tháng 1.2010; nhu cầu vốn cho đầu tư vào nguồn và lưới điện đang tăng rất cao để đảm bảo nguồn cho nhu cầu điện tăng mới với tốc độ từ 13 – 15%/năm.

Theo ông Đỗ Hữu Hào, nếu không điều chỉnh tăng giá điện thì không bảo đảm cho huy động vốn cho đầu tư để bảo đảm ổn định cung cấp điện dài lâu.

Tiết kiệm điện để giảm chi phí

Đánh giá của Bộ Công Thương, do tăng giá điện, tốc độ tăng GDP năm 2010 ước tính sẽ giảm khoảng 0,34%, làm tăng CPI khoảng 0,16%. Cũng do tăng giá điện, các ngành sản xuất phải trả thêm khoảng 2.630 tỉ đồng - tương đương khoảng 0,36% giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp năm 2010, sẽ làm cho một số ngành công nghiệp sản xuất 3 ca như cấp nước, điện phân... đội theo giá thành từ 2,83% - 3,15%; các ngành cán thép, ximăng... giá thành sản phẩm sẽ tăng thêm 0,20% - 0,69%.

Việc tăng giá điện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chi tiêu của Nhà nước, làm chi phí tiền điện của các cơ quan hành chính sự nghiệp tăng thêm khoảng 280 tỉ đồng. Để khắc phục vấn đề này, Bộ Công Thương đang lập phương án trình Thủ tướng ra quyết định yêu cầu các cơ quan hành chính sự nghiệp thay toàn bộ thiết bị chiếu sáng bằng đèn compact, giảm các thiết bị sử dụng điện và hạn chế thiết bị điều hoà nhiệt độ..., để tiết kiệm tiêu dùng điện tại khu vực cơ quan hành chính để giảm chi ngân sách.

Do giá sinh hoạt tăng khoảng 6,8%, chi tiêu của người dân trong năm 2010 sẽ tăng khoảng 0,19-0,27% (xem box). Tuy nhiên, đây mới là ước tính của Bộ Công Thương trước áp lực tăng giá điện. Thực tế, khi giá điện tăng, đây sẽ là nguyên nhân tăng giá đầu vào để đẩy giá cả các loại hàng hoá và dịch vụ lên mặt bằng mới, mà phải qua thực tế mới có thể đánh giá được hết tác động của việc tăng giá điện lần này.

                                                                     Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Sản xuất an toàn - nâng cao giá trị na Đồng Tâm

(HBĐT) - Chúng tôi đến thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), trên khắp các sườn, đồi nông dân tất bật thu hái na chính vụ. Những cây na trĩu quả khiến ai nấy cũng phấn khởi, bởi tuy năm nay nắng nóng kéo dài, quả na không được đẹp mã như mọi năm song bán vẫn được giá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục