Để đạt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm 6,5%, thì quý II/2010, GDP phải đạt mức tăng 6%; quý III/2010 phải tăng 6,5% và quý IV/2010 phải đạt mức tăng 7,3%.

Tuy nhiên, điều này sẽ mâu thuẫn với mục tiêu kiềm chế lạm phát chỉ được phép tăng không quá 7%. Đây là một thách thức lớn khi mà chỉ riêng quý I, lạm phát đã tăng tới 4,12%. Và mỗi tháng còn lại trong năm, tốc độ tăng giá chỉ còn được phép tăng không quá 0,3%; một thách thức lớn cho việc kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng

Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%, các chuyên gia kinh tế cho rằng: Bây giờ là lúc các địa phương, các ngành kinh tế và  DN phải tận dụng triệt để đà phục hồi của kinh tế trong nước và xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Theo đó, cần phải tập trung khai thác cao nhất sức mua của thị trường nội địa, nhất là khu vực nông thôn nhằm tiêu thụ mạnh hơn hàng hoá sản xuất trong nước. Đẩy mạnh chiến lược thu mua dự trữ các sản phẩm hàng hoá để chủ động tạo quỹ hàng hoá xuất khẩu (XK) và bình ổn giá cả thị trường trong nước.

Để thực hiện mục tiêu này, các địa phương cũng như cộng đồng DN cần chuẩn bị kho tạm chứa và kinh phí, tiếp tục thu mua hết lúa hàng hoá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thu mua càphê cùng một số loại nông sản khác... Đẩy mạnh đầu tư xây dựng công nghiệp phụ trợ và công nghiệp tái sử dụng nguyên vật liệu, tiết kiệm trong nhập khẩu (NK), bảo vệ môi trường.

Mặt khác, trong quý I/2010, các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước mới chỉ đạt 17,4% kế hoạch cả năm – là một trong những nguyên nhân hạn chế sức tăng GDP trong những tháng đầu năm.

Để khắc phục, ngay trong quý II/2010, các ngành, các DN phải tập trung đẩy mạnh tiến độ thực hiện giải ngân các dự án công trình đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của các DN nhà nước nhằm tăng sức cầu của nền kinh tế.

Để khuyến khích được các thành phần kinh tế ngoài nhà nước mở rộng đầu tư, có giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI tăng trở lại, cộng đồng DN đang đòi hỏi các cơ quan hành chính phải tiếp tục đổi mới và hoàn chỉnh cơ chế chính sách hơn nữa để tạo sự thông thoáng cho hoạt động phát triển DN.

Việt Nam cần phát huy lợi thế xuất khẩu nông sản. Ảnh: C.T.V


Thách thức lạm phát

Bước sang quý II/2010, áp lực lạm phát sẽ trở nên rất lớn khi nền kinh tế phải chịu tác động tiêu cực của hàng loạt vấn đề đã diễn ra trước đó. Trước hết là hệ lụy do chính sách nới lỏng tài chính và “tác động kép” của các gói kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng đã được triển khai trong năm 2009 đến nay mới tác động mạnh vào việc biến động giá cả.

Mặt khác, giá cả trong giai đoạn này sẽ chịu tác động dây chuyền của việc tăng giá điện, than, xăng dầu, sắt thép, cước vận chuyển... tới các ngành không trực tiếp sử dụng các sản phẩm hàng hoá đã tăng giá.

Mặt khác, từ 1.5.2010, cán bộ công chức được nâng lương tối thiểu từ 650.000đ/tháng, lên 730.000đ/tháng sẽ có thể là lý do để thị trường tăng giá hàng hoá. Đây cũng là áp lực lớn đối với việc kiềm chế lạm phát.

Một nguyên nhân đang thách thức yêu cầu chống lạm phát của Chính phủ là sự phục hồi của nền kinh tế đang đòi hỏi phải tăng nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, trong lúc sản xuất nội địa lại phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu NK. Giá cả các mặt hàng nguyên liệu NK đang tăng mạnh do kinh tế thế giới đang phục hồi, làm cho tình trạng nhập siêu trở thành một thách thức lớn trong việc điều hành kinh tế vĩ mô.

Chỉ trong quý I, cả nước đã nhập siêu 3,5 tỉ USD - bằng 25% tổng kim ngạch XK hàng hoá. Điều này chưa thể sớm khắc phục, bởi các ngành sản xuất chưa chuẩn bị được nguồn nguyên liệu nội địa - điều mà bấy lâu nay các chuyên gia kinh tế đã thiết tha kêu gọi, nhưng chưa nhận được sự hưởng ứng tích cực của xã hội cũng như cộng đồng DN và các cơ quan quản lý chức năng.

Đã có không ít chuyên gia kinh tế cho rằng, trong giai đoạn hiện nay không nên hạn chế NK nguyên liệu để phục vụ sản xuất và kinh doanh dịch vụ, bởi lạm phát không “đáng sợ” bằng thiểu phát. Tuy nhiên, việc “thả lỏng” NK hàng hoá nguyên liệu thời gian qua đã có những tác động tiêu cực đến việc cân đối cán cân thanh toán quốc tế, khi mà kim ngạch XK trong quý I đã giảm 1,6% so với cùng kỳ của năm 2009.

Nhằm kiểm soát chặt chẽ giá cả hàng hoá, dịch vụ trên thị trường, phòng ngừa lạm phát tăng cao trở lại nhằm thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm không quá 7%, Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều giải pháp để hạn chế nhập siêu bằng áp thuế tiêu thụ đặc biệt những mặt hàng xa xỉ, hạn chế NK ôtô. Hiệp hội Thép kiến nghị không cho NK thép thành phẩm, tôn mạ... là những mặt hàng trong nước đã sản xuất được.

Nhưng trong bối cảnh nền kinh tế đã hội nhập sâu, VN đang thiếu “hàng rào kỹ thuật” phù hợp với thông lệ quốc tế để có khả năng ngăn chặn hàng hoá dư thừa, hàng tồn kho, hàng chất lượng thấp, hàng giả đang tràn vào thị trường nội địa. Đây là những việc phải làm ngay để “tiếp sức” cho yêu cầu chống lạm phát, nhập siêu mà Chính phủ đang triển khai mạnh mẽ.

                                                                              Theo Báo Laodong

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục