Đại biểu Đặng Ngọc Tùng (TPHCM) phát biểu ủng hộ dự án tại buổi thảo luận tổ.

Đại biểu Đặng Ngọc Tùng (TPHCM) phát biểu ủng hộ dự án tại buổi thảo luận tổ.

Đồng ý chủ trương nhưng băn khoăn, lo lắng về cách làm và vốn đầu tư, đó là tâm trạng chung của nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trong phiên thảo luận tại tổ chiều qua (21-5) về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TPHCM.

Đại biểu TPHCM ủng hộ dự án

Đại biểu TPHCM thể hiện sự ủng hộ cao đối với dự án.

ĐB Nguyễn Đăng Trừng mong muốn “dự án nối thông toàn tuyến sớm hơn thì tốt hơn nữa” (theo dự kiến, toàn bộ hệ thống ĐSCT Hà Nội – TPHCM sẽ hoàn thành vào năm 2035), song cũng nhấn mạnh, công tác chuẩn bị cần phải tiến hành thật tốt, thật chu đáo.

ĐB Trần Du Lịch cho rằng: “Đây là dự án dành cho thế hệ sau, vì thế chúng ta phải dự báo được nhu cầu tốc độ của 25 - 30 năm nữa”. Vẫn theo ĐB Trần Du Lịch: “Khoản vốn 55 - 56 tỷ USD thực sự là rất lớn, nhưng được “rải” ra trong vài chục năm và được huy động từ nhiều nguồn, kể cả áp dụng hình thức hợp tác đầu tư công – tư (PPP) nên không phải là không khả thi”.

Có cùng quan điểm ủng hộ xây dựng dự án, các ĐB Đặng Ngọc Tùng, Huỳnh Thành Đạt mong muốn đẩy nhanh tiến độ và khai thác từng phần dự án theo kiểu “cuốn chiếu”. “Tiếp xúc với cử tri TPHCM, tôi thấy bà con rất mong sớm đưa được dự án vào khai thác. Tôi chắc người dân TPHCM sẽ rất hào hứng đi du lịch các vùng trên cả nước khi có ĐSCT”, ĐB Đặng Ngọc Tùng nói vui.

Nhiều ĐBQH cho rằng, đường sắt cao tốc (ĐSCT) là một “giấc mơ đẹp”, thể hiện mơ ước của tất cả người Việt Nam. Đồng ý chủ trương làm, nhưng nguồn vốn ra sao?

ĐB Nguyễn Văn Thuận (Quảng Nam), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nói: “Nguồn vốn dự án ĐSCT quá lớn, tới 56 tỷ USD khiến nhiều người bất an”. Ông Thuận nói thêm, GDP năm 2009 mới đạt 90 tỷ USD, chứ không phải 110 tỷ USD như báo cáo thẩm tra, trong khi đó nguồn vốn dự án này chiếm tới 2/3. Và 30 năm nữa con số sẽ không dừng lại ở 56 tỷ USD để làm tuyến đường này.

Không chỉ ĐB Nguyễn Văn Thuận, nhiều đại biểu đều có chung câu hỏi tiền đâu để đầu tư dự án khổng lồ này, trong khi nợ nước ngoài đã rất lớn, nếu gánh thêm dự án ĐSCT nữa, rủi ro rất cao.

“Ta không thể quyết dự án này được để rồi con cháu nai lưng ra trả nợ” - ĐB Nguyễn Văn Thuận nói.

ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) ví von, dự án này giống như việc hai vợ chồng công chức nghèo, có con nhỏ, tiền ăn còn khó khăn nhưng thấy hàng xóm có ô tô cũng đi vay tiền mua ô tô. Ông cho rằng: “Đây là một tính toán lãng mạn. Chúng ta hy vọng có ĐSCT thì ăn sáng ở TPHCM, ăn trưa ở Đà Nẵng và ăn tối ở Hà Nội. Người ở TPHCM có thể đi làm ở Hà Nội và về trong ngày. Nhưng thử hỏi người dân và cán bộ công chức có mấy ai đủ tiền để đi kiểu đó, trong khi giá vé tàu cao tốc bằng 50% - 70% giá vé máy bay”.

Vì vậy, ĐB Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, dự án này chỉ nên định hướng tương lai, bây giờ cần cải tạo đường sắt hiện tại.

ĐB Nguyễn Văn Vượng (Thái Nguyên) nói rằng, việc vừa làm ĐSCT vừa cải thiện đường sắt hiện tại liệu có quá sức không?

Còn ĐB Phạm Minh Toản (Quảng Ngãi) lại cho rằng, không hiểu sao Chính phủ lại trình ra QH dự án này, trong khi lẽ ra phải trình dự án đầu tư đường bộ cao tốc vì cấp bách hơn và có hiệu quả hơn rất nhiều so với ĐSCT.

“Chủ trương tôi đồng tình, nhưng lộ trình cần ưu tiên đường bộ cao tốc trước. ĐSCT nếu làm nên làm sau và phải rút ngắn thời gian làm, không thể kéo dài mấy chục năm”, ĐB Phạm Minh Toản đề nghị.

 

                                                                   Theo SGGP

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục