Hàng loạt doanh nghiệp ximăng đang kêu cứu vì đứng trước nguy cơ ngừng sản xuất do thiếu than. Đại diện TCty Ximăng VN (Vicem) khẳng định: Lượng than cung cấp cho ximăng những tháng gần đây chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu.

 

Tuy nhiên, về phía Tập đoàn CN Than - Khoáng sản VN (TKV) - đơn vị  chịu trách nhiệm cung ứng than lại cho rằng: Thiếu than là do ngành ximăng đang phát triển quá “nóng”.    

Cầu "nóng" - cung không theo kịp

Theo TKV thì việc cung ứng than cho sản xuất ximăng được tập đoàn giao đúng tiến độ đã cam kết trong hợp đồng với Cty cổ phần vận tải ximăng (Comatce)- đơn vị được Vicem uỷ quyền ký hợp đồng mua than với TKV để cấp cho các DN thành viên của Vicem. Hợp đồng được ký từ đầu năm 2010, với tổng khối lượng than TKV cung cấp cho ximăng là 1,5 triệu tấn than các loại, gồm than cám 3, cám 3A, 3B và cám 4A. Theo hợp đồng này, lịch giao than dự kiến trong quý I là 350 nghìn tấn, quý II là 400 nghìn tấn, quý III là 350 nghìn tấn và quý IV là 400 nghìn tấn. Cho tới hết tháng 9.2010, TKV đã giao được 1,18 triệu tấn than. Như vậy, chiểu theo hợp đồng bán than, tổng cộng 3 quý, TKV phải giao cho Vicem là 1,1 triệu tấn, thì việc cấp than từ phía TKV là đúng tiến độ (9 tháng, đạt 79,2% hợp đồng cả năm).

Ngành than và ximăng đổ lỗi cho nhau trong việc để xảy ra thiếu than phục vụ sản xuất. 	Ảnh: TTXVN
Ngành than và ximăng đổ lỗi cho nhau trong việc để xảy ra thiếu than phục vụ sản xuất. Ảnh: TTXVN

Phía Vicem, mặc dù phàn nàn chuyện thiếu than, nhưng cũng thừa nhận: Việc thiếu than cho sản xuất ximăng không phải vì TKV làm khó Vicem. Nói cho đúng ra nhu cầu của Vicem hiện tại lên tới 1,8 triệu tấn, vượt hợp đồng cung ứng than là 300 nghìn tấn. Vì vậy để đáp ứng than cho sản xuất, Vicem đang kêu gọi các đơn vị thành viên chủ động tìm nguồn than. Một lãnh đạo Vicem cũng cho biết, thực tế thì ngoài TKV ra, việc mua than bên ngoài là khó khả thi, bởi không dễ tìm được loại than phù hợp với thiết kế lò của từng nhà máy ximăng. Vả lại, khi yêu cầu được mua tăng số lượng thì ngành than lấy lý do thời tiết không thuận lợi, ảnh hưởng đến năng lực sản xuất than.



Ông Lê Minh Chuẩn- Phó TGĐ phụ trách sản xuất của TKV - cũng cho biết: Năm ngoái, TKV cấp cho Comatce 1,25 triệu tấn than, năm nay ký lên 1,5 triệu tấn là đã tăng tới 20%, nhưng TKV vẫn đang bám sát tiến độ hợp đồng. Trước đó - vào ngày 14.9, Comatce có văn bản đề nghị TKV cung cấp 170 nghìn tấn than trong tháng 10, với sản lượng tăng đột biến bằng 150% so với bình quân 1 tháng theo hợp đồng. Tuy nhiên, TKV đã có văn bản trả lời về kế hoạch giao 112 nghìn tấn than trong tháng 10, tháng 11 và 12 sẽ giao 100 nghìn tấn mỗi tháng. Cộng với lượng than đã giao trong 9 tháng đầu năm, thì việc cung cấp than của TKV vẫn đảm bảo. Sở dĩ như vậy là bởi TKV phải cân đối việc bán hàng với các chủng loại than khác nhau nhằm không lãng phí tài nguyên. Hiện than mà các DN ximăng trong nước sử dụng là loại than tốt, nhưng khi tuyển than tốt cũng đồng thời phát sinh ra lượng than chất lượng kém hơn sàng tuyển ra. Vì vậy, TKV cũng phải cân đối tiêu thụ cả lượng than kém chất lượng này để tránh lãng phí.

Giữa tháng 10, tình hình sẽ cải thiện

Trên thực tế, việc tăng đột biến nhu cầu ximăng của Vicem là do tăng trưởng của ngành này quá nóng. Năm 2010, theo quy hoạch phát triển ngành xi măng đã được Thủ tướng phê duyệt- thì nhu cầu xi măng cả nước năm 2010 là 42,2 đến 51,4 triệu tấn, trung bình 46,8 triệu tấn. Nếu tính theo sản lượng ximăng tối đa theo quy hoạch và suất tiêu hao nhiệt lượng bình quân thì nhu cầu than cho xi măng là 5,9 triệu tấn than. Còn tính theo kế hoạch sản xuất ximăng năm 2010 là 50 triệu tấn thì nhu cầu cả nước vào khoảng 5,8 triệu tấn than. Căn cứ trên kế hoạch dự báo này, TKV đã cân đối sản xuất để đảm bảo vẫn cấp đủ than cho ximăng theo quy hoạch. Tuy nhiên, trên thực tế, sản xuất ximăng hiện đang dư thừa so với quy hoạch được duyệt và dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ. Nhưng việc điều chỉnh sản xuất ximăng lại dường như chưa được tính tới.

Ông Nguyễn Văn Thiện - Chủ tịch Hiệp hội Ximăng VN - cho biết: Tình trạng thiếu than hiện nay cũng là một cảnh báo về tốc độ tăng trưởng quá nóng của sản xuất ximăng thời gian qua. Tình trạng này sẽ còn khó khăn hơn khi hiện nay, nhiều nhà máy ximăng đã không ký hợp đồng mua bán than dài hạn với TKV trước khi xây dựng nhà máy. Bà Nguyễn Thị Thuý Mai- GĐ Comatce - cũng thừa nhận: Việc phát triển quá nóng của ngành ximăng chính là nguyên nhân khiến việc cung ứng than trong nước bị động. Chúng tôi đã làm việc với phía TKV đề nghị xem xét cấp than bổ sung ngoài hợp đồng đã ký. Lãnh đạo ngành than cũng đã nhất trí xem xét vấn đề này.

Về phía TKV, ông Lê Minh Chuẩn cũng cho biết: Trong quý IV là mùa khô, nếu thời tiết thuận lợi, ngành than sẽ đẩy mạnh sản xuất, tăng sản lượng than cám tốt, đáp ứng các nhu cầu trong nước, trong đó có ngành ximăng. Ông cũng cho biết,  ngày 5.10 vừa qua, đã cấp cho ngành ximăng 14 ngàn tấn và sẽ đẩy lên mức 18-19 ngàn tấn/ngày. Dự kiến, cả năm TKV sẽ cấp đủ 5,8-5,9 triệu tấn than cho ngành ximăng. Nhiều khả năng từ khoảng giữa tháng 10, tình hình tiêu thụ than cho ximăng sẽ được cải thiện - bà Mai cũng cho biết.    

                                                                              Theo Báo Laodong

Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục