Sản xuất chổi chít tại huyện Kỳ Sơn đang là một nghề mang lại nguồn thu nhập ổn định cho lao động nông thôn lúc nông nhàn

Sản xuất chổi chít tại huyện Kỳ Sơn đang là một nghề mang lại nguồn thu nhập ổn định cho lao động nông thôn lúc nông nhàn

(HBĐT) - Những năm qua, nhờ chú trọng đến công tác đào tạo nghề, nên số lượng lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện Kỳ Sơn ngày một tăng cao. Nhiều người lao động sau khi tham gia các lớp dạy nghề đã tìm được việc làm và có thu nhập ổn định.

 

Ông Nguyễn Văn Cảnh, Chủ tịch HND Kỳ Sơn cho biết: Với nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương và thị trường tiêu thụ ổn định, những năm gần đây nghề làm chổi chít xuất khẩu là một trong những nghề đem lại việc làm và thu nhập ổn định cho người dân ở huyện Kỳ Sơn. Một trong những nghề được Hội triển khai dạy mạnh trong thời gian qua là nghề chổi chít xuất khẩu. Do trình độ học vấn của nhiều học viên còn hạn chế, nên trong trương trình học thời lượng dành cho thực hành tương đối nhiều, từ đó đã giúp họ làm quen và tiếp cận với nghề nhanh hơn. Ngoài ra, các lớp học đều áp dụng phương thức đào tạo theo kiểu cầm tay chỉ việc, nên thời gian học tương đối ngắn (từ 1 – 4 tháng), học viên có thể áp dụng vào thực tế sản xuất ngay sau khi hoàn tất khoá học. Sau khoá học, các học viên đều được cấp chứng chỉ học nghề và được nhận vào làm tại các cơ sở đào tạo hoặc có thể tự về mở xưởng làm tại nhà. Đặc biệt, người lao động khi học nghề còn nhận được sự quan tâm hỗ trợ 15.000 – 20.000 đồng /ngày/người, điều đó đã giúp học viên yên tâm hơn khi đi học nghề. Hàng năm, Hội nông dân huyện đã phối hợp với các đơn vị, các cơ sở sản xuất tổ chức hàng chục lớp dạy nghề và tập huấn chuyển giao KHKT về trồng trọt và chăn nuôi cho nông dân. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2010 đến nay, HND huyện đã phối hợp với Ban quản lý dự án ADDA Đan Mạch mở 8 lớp huấn luyện nông dân trên cây ngô cho 240 hội viên nông dân, phối hợp với Phòng Lao động TBXH mở lớp dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp cho 60 hội viên, phối hợp với Trung tâm giống thuỷ sản mở 8 lớp nuôi trồng thuỷ sản cho nông dân ở các xã, thị trấn và mở phối hợp với Công ty TNHH Minh Thắng, xã Mông Hoá tổ chức lớp dạy nghề làm chổi chít xuất khẩu cho 50 hội viên nông dân xã Yên Quang. Các lớp dạy nghề đã đáp ứng được nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và xoá đói giảm nghèo. Anh Nguyễn Văn Bằng, xóm Mùn 6, xã Yên Quang, học viên lớp làm chổi chít xuất khẩu vui vẻ nói: Nhờ có Hội nông dân tổ chức lớp dạy nghề làm chổi chít cho bà con nông dân xã Yên Quang, với hưởng dẫn tận tình của giáo viên nên chỉ sau kết thúc lớp học 10 các học viên trong lớp đã lập xưởn sản xuất chổi chít và có sản phẩn bán ra thị trường. Ngoài 50 người được học ban đầu, đến nay đã có thêm gần chục người dân đến tham gia học nghề và làm việc luôn tại xưởng. Mỗi tháng từ việc sản xuất chổi chít xuất khẩu mỗi lao động cũng có thu nhập từ 1 – 1, 5 triệu đồng/người /tháng. Theo ông Cảnh: Việc dạy nghề đã đáp ứng đúng nhu cầu học của người dân và bước đầu đã mang lại hiệu quả cao. Hiện nay toàn huyện có khoảng 20 xưởng sản xuúat chổi chít xuất khẩu đã tạo việc làm thường xuyên cho trên 600 lao động với mức thu nhập bình quân từ 1,5 – 2, 5 triệu đồng/người /tháng. Nhờ đào tạo theo nhu cầu của người học cũng như các đơn vị tuyển dụng, nên nhiều lao động sau khi học xong nghề đều có việc làm tương đối ổn định. 

Với sự nỗ lực cố gắng, lòng nhiệt tình của cán bộ hội và sự phối hợp nhiệt tình của các đơn vị trong việc dạy nghề cho nông dân đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và hội viên đánh giá cao, uy tín của hội nông dân trong công tác dạy nghề được khẳng định. Thông qua việc dạy nghề cho nông dân góp phần phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, chuyển dịch lao đông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, xứng đáng với vai trò trung tâm nòng cốt trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

 

                                                                                        Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục