Huyện Kim Bôi xác định trồng cỏ đáp ứng nhu cầu thức ăn 25-30% cho trâu, bò hiện có.

Huyện Kim Bôi xác định trồng cỏ đáp ứng nhu cầu thức ăn 25-30% cho trâu, bò hiện có.

( HBĐT) - Những năm gần đây, phát huy những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, đất đai màu mỡ, các xã, thị trấn trong huyện đã áp dụng một số mô hình trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò tại chuồng với kết quả khả thi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 

 Số trâu, bò được bổ sung thêm về thức ăn từ cỏ trồng ngày càng tăng, kết hợp chăn nuôi theo hình thức bán chăn thả, đã giúp tăng nhanh về tổng đàn, trọng lượng béo hơn và nhanh cho xuất chuồng hơn. Từ thực tế đó, huyện Kim Bôi đã chỉ đạo tập trung phát huy có hiệu quả điều kiện tự nhiên, sử dụng tối đa các vùng đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, lâm nghiệp để đầu tư mở rộng diện tích trồng cỏ nhằm nâng cao số lượng các hộ chăn nuôi trâu, bò tại chuồng. Đối với đất nông nghiệp sử dụng kém hiệu quả, đất vườn và đất đồi qui hoạch trồng cỏ đảm bảo sử dụng có hiệu quả cao nhất. Những xã không có đất đồi, qui hoạch trồng cỏ ở chân ruộng 1 vụ, ruộng 2 vụ cấy lúa có năng suất thấp, đất bưa bãi bằng không sử dụng trồng cây nông nghiệp, đất vườn để trồng cỏ. Về giống cỏ từ giống cỏ của dự án các hộ phải tự nhân giống và nhân ra diện rộng, với nhu cầu giống cung cấp cho các năm trên 1.600 tấn. Về giống trâu, bò chủ yếu sử dụng các giống có sẵn trong các hộ gia đình; với các hộ chưa có trâu, bò phải tự huy động vốn từ các nguồn vay để mua giống.

 

Tổng kinh phí đầu tư cho Đề án trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò giai đoạn 2006-2010 là 1.295 triệu đồng, trong đó, hỗ trợ 50% vốn mua giống cỏ. Khi thực hiện đề án, huyện đã chọn 10 xã làm điểm với diện tích 8 ha/xã, tổng số bò được nuôi tại chuồng là 2.637 con. Để thực hiện đề án có hiệu quả, UBND huyện đã phối hợp với các cấp, ngành tổ chức chuyển giao KHKT trồng, chăm sóc cỏ, chăn nuôi trâu, bò cho các hộ tham gia; tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm cho cán bộ chủ chốt ở thôn, xã. Về kỹ thuật chuồng trại được xây dựng theo mô hình bán kiên cố, kiên cố, xây dựng thành ô nên củng cố máng ăn theo hình thức mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Về công tác thú y đảm bảo vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng kiểm dịch theo định kỳ, chủ yếu là 2 loại vắc xin tụ huyết trùng và tiên mao trùng. Đối với trâu, bò gầy yếu trước khi vỗ béo phải tiêm phòng tiên mao trùng và các loại thuốc bổ tạo điều kiện cho trâu, bò sinh trưởng, phát triển tốt.

 

Đề án trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò tại chuồng phù hợp và mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay có 2.864 hộ ở 27 xã trong huyện đã tham gia Đề án với tổng diện tích thực hiện 426 ha. Các giống cỏ được trồng chủ yếu có hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng tái sinh và lưu gốc tốt, chịu hạn khá, trồng trên đất đồi và đất thiếu nước như cỏ voi, V06, ...

 

Ông Bùi Văn Bộ, Phó phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi khẳng định: Đề án trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò tại chuồng đã làm chuyển biến rõ rệt, tập quán chăn nuôi đại gia xúc của nhiều hộ dân. Tiềm năng về đất đai, đặc biệt là đất dành cho trồng cỏ của Kim Bôi còn khá lớn. Thực tế đó cùng với đức tính cần cù, chịu khó và khát vọng làm giàu của người nông dân là điều kiện thuận lợi để Kim Bôi thực hiện thành công đề án, tạo tiền đề để ngành chăn nuôi Kim Bôi trở thành mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

 

                                                                      Đinh Thắng.

 

Các tin khác


Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Khơi thông nguồn vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng

(HBĐT) - Xác định nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH địa phương, thời gian qua, ngành ngân hàng tỉnh đã quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng KT-XH ở mức hợp lý.

Hiện đại hóa công tác đánh giá người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý, sử dụng hóa đơn

(HBĐT) - Nhằm góp phần hiện đại hóa công tác đánh giá người nộp thuế (NNT), nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thuế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT, vừa qua, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định số 18/QĐ-TCT về quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục