Lần đầu tiên, một báo cáo về năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 được chính thức công bố tại Hà Nội ngày 30.11. GS Michael Porter - người chủ trì nghiên cứu để đưa ra báo cáo này - khẳng định: Đến lúc Việt Nam phải bắt tay vào hành động, phải có những “cú nhảy” lên phía trước…

Giáo sư Michael Porter (thứ hai, trái sang) trình bày bản báo cáo.    Ảnh: TTXVN
Giáo sư Michael Porter (thứ hai, trái sang) trình bày bản báo cáo. Ảnh: TTXVN

Phải viết “một chương mới…”

Nhận định về diễn biến tăng trưởng kinh tế của VN, GS Michael Porter nói: “Câu chuyện thành công của VN là câu chuyện thành công lớn. Nhưng điều đáng chú ý là cho dù tăng trưởng vẫn được duy trì, nhưng mức thịnh vượng chung lại quá thấp, vì thế chưa thể nói là VN đã thực sự thành công...”. Theo GS, VN có thể còn tiếp tục duy trì mô hình này trong nhiều năm nữa, nhưng tốt nhất là nên đặt ra và bắt đầu viết một chương mới hay hơn.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy tăng trưởng của VN đã chậm dần do VN chưa bắt kịp về năng suất lao động. Một câu hỏi cần đặt ra là VN phải làm sao chuyển sang được một trình độ cao hơn? Động lực chính dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của VN những năm qua chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được kích hoạt bởi việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu: Một nguồn lực đáng kể đã được chuyển dịch từ nông nghiệp sang chế tác; đầu tư nước ngoài vào VN mang theo vốn và công nghệ, cộng với lợi thế về nhân công rẻ và bản tính lao động cần cù của người lao động trong nước đã cho phép VN tăng trưởng nhanh chóng về xuất khẩu và tạo ra những ấn tượng nổi bật so với các nước về tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu lớn chủ yếu trong các ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên; tiến bộ về tăng trưởng trong từng ngành về năng suất lại thấp và đây chính là dấu hiệu nguy hiểm. Điều đó không mang lại nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế, không cải thiện nhiều mức sống cho người VN, khiến VN rất dễ tổn thương về tăng trưởng thịnh vượng và vì thế chúng ta phải suy nghĩ lại về mô hình này.

GS Michael Porter đã chỉ ra những điểm yếu trong mô hình phát triển hiện nay của VN: Nguy cơ gia tăng thâm hụt thương mại, sự lên giá thực của tiền đồng góp phần làm mất cân bằng cán cân thương mại, các dòng vốn lớn đổ vào làm kích thích tăng cầu nội địa và lạm phát, chính sách tiền tệ nới lỏng gây áp lực lên lạm phát, nhu cầu đang vượt quá năng lực vi mô của nền kinh tế... GS Michael Porter đưa ra một hình ảnh khá ấn tượng: “Trên đường từ khách sạn đến Trung tâm Hội nghị quốc gia, tôi thấy rất nhiều công trình đang mọc lên, nhiều công trình đang xây dựng dở dang... Điều này cho thấy dòng vốn của VN đang đổ quá nhiều vào bất động sản thay vì đổ vào những lĩnh vực có thể tạo ra năng suất cao và đó là điều đáng quan ngại”. GS cho rằng, VN đang có những tắc nghẽn trong nền kinh tế, vì thế phải cố gắng hiểu và xử lý được những tắc nghẽn này.

Chính sách tiền tệ nới lỏng gây nên áp lực lạm phát.	Ảnh: Giang Huy
Chính sách tiền tệ nới lỏng gây nên áp lực lạm phát. Ảnh: Giang Huy

Tạo dựng nền tảng để nâng cao năng suất

Nhìn lại tổng quan về năng lực cạnh tranh của VN, đáng tiếc là cho đến thời điểm này chưa nhìn thấy yếu tố nào trên cả bình diện vĩ mô và vi mô có thể mang lại cho VN lợi thế cạnh tranh lớn. Trong khi đó, yếu tố chính sách kinh tế vĩ mô đang ở màu đỏ, nghĩa là “bất lợi lớn”. Về môi trường kinh doanh của VN thì các điều kiện nhân tố đầu vào cũng đang được chạy gam màu đỏ. Với những dữ liệu như vậy, GS Michael Porter cho rằng, VN chưa chuẩn bị được những thế mạnh cần thiết để bắt đầu cho “chương tiếp theo...”.

Có 3 nguyên tắc mà theo GS Michael Porter VN cần tuân thủ để hướng tới một chiến lược mới: Đặt năng lực cạnh tranh ở vị trí trung tâm; chuyển đổi cấu trúc vai trò của khu vực tư nhân trong nước; vai trò mới của Chính phủ trong nền kinh tế (từ kiểm soát một nền kinh tế đang chuyển đổi sang xây dựng lợi thế cạnh tranh cho một nền kinh tế thị trường). VN cũng cần đặt ra 3 ưu tiên trong chính sách chiến lược: Điều chỉnh những mất cân bằng kinh tế vĩ mô ngày càng tăng; giải quyết những nút tắc cổ chai trong các nhân tố đầu vào quan trọng; và tạo nền tảng cho năng suất cao hơn.

Trong quá trình tạo dựng nền tảng để nâng cao năng suất, GS Michael Porter khuyên VN nên tham khảo sáng kiến cụm ngành vốn đã thực hiện rất thành công ở Thái Lan. Việc xây dựng các cụm ngành (thay vì chỉ xây dựng nhà máy như hiện nay) sẽ giúp VN tạo ra được chuỗi liên kết ngành, tận dụng được các lợi thế của ngành để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Lao Động: “...VN sẽ phải mạnh dạn chấp nhận hy sinh những lợi thế ngắn hạn nào để bắt đầu viết “một chương mới”, xây dựng những giá trị mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong trung và dài hạn?”, GS Michael Porter cho biết: “VN phải ngay lập tức từ bỏ những gì liên quan đến lương thấp. Đó có thể là lợi thế trong ngắn hạn, nhưng lương thấp đồng nghĩa với cái nghèo. Chúng ta không muốn nghèo, chúng ta muốn đi xa hơn, vì thế, chúng ta cũng cần mạnh dạn trả lương cao hơn cho những lao động có kỹ năng, có khả năng tạo ra năng suất cao hơn. Singapore đã từng quyết định tăng mức lương trong nước lên 20%. Nhiều người đã cho đây là quyết định điên rồ, nhưng ngay lập tức năng suất tăng ngay. Tôi không khuyên VN nên áp dụng ngay cách mà Singapore đã làm, nhưng VN cần có những “cú nhảy” đột phá để đi lên phía trước...”.   

                                                                       Theo Báo Laodong

Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục