Nông dân xã Bình Hẻm thu hoạch sắn cao sản

Nông dân xã Bình Hẻm thu hoạch sắn cao sản

(HBĐT) - Trước năm 2010, diện tích trồng sắn của xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) chỉ đạt từ 80 - 100ha, sản lượng đạt 8 - 10 tấn/ha, giá cả bấp bênh. Cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, thu nhập bình quân của xã là 4,8 triệu đồng/người/năm. Trước những khó khăn về kinh tế, tận dụng diện tích đất từ các đồi keo còn nhỏ, đồi rừng mới thu hoạch, đất còn trống, bà con đã mạnh dạn đưa giống sắn cao sản về trồng và bước đầu đã thu được hiệu quả.

 

Ông Bùi Đình Hảo, Bí thư Đảng ủy xã Bình Hẻm cho biết:  Sự sáng tạo của người dân trong cách làm đã mang lại cho họ hiệu quả cao từ việc trồng sắn cao sản xen lẫn cây keo. Năm nay, bà con có một mùa thu hoạch lớn nhờ cây sắn. Bà con thu hoạch đến đâu là tư thương vào tận nơi mua hết đến đấy.

Những ngày cuối tháng 12/2010, về Bình Hẻm, đâu đâu cũng thấy cảnh bà con nô nức, tất bật với công việc thu hoạch sắn. Mỗi người một việc, người nhổ, người chặt, rồi người gánh tập kết ra bãi, mỗi người một việc. Trên đường, những chiếc ô tô của tư thương mua sắn đã chờ đợi sẵn, có xe thì sắn đã đầy ắp thùng, đang lặc lè rời bãi. Người dân cho biết: những ngày cao điểm có tới cả chục xe vào để mua sắn.

Xã Bình Hẻm có 688 hộ với 3163 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Mường là chủ yếu. Nhờ trồng sắn trên đất đồi keo có sẵn nguồn phân bón cùng với kỹ thuật chăm sóc tốt hơn, nên người dân được mùa cả về sản lượng và giá cả. Diện tích trồng sắn của toàn xã tăng nhanh từ 100 ha (năm 2008) lên 146 ha (năm 2010), sản lượng tăng từ 10 tấn lên 15 tấn, giá cũng tăng lên từ 1 triệu đồng lên 1,6 triệu đồng/tấn. Trong đó, trồng nhiều nhất là xóm Khen 2,  với khoảng 50 ha. Cả xóm có 89 hộ dân thì hầu như hộ nào cũng trồng sắn. Có những gia đình trồng đến 5ha, thậm chí là 7ha như gia đình ông Quách Văn Nửm, gia đình anh Quách Văn Bình ở xóm Khen 2,  tầm 8 ha. Tiếp theo là xóm Cuốc 2, Cuốc 1 cũng trồng với diện tích tương đối lớn.

Anh Bùi Văn Diệt ở xóm Cuốc 1 trồng được hơn 3 ha sắn cao sản trên đồi keo, sản lượng khoảng 15 tấn sắn/ha. Anh Diệt tâm sự, Trước đây, cuộc sống của gia đình tôi vất vả lắm, làm quanh năm mà cái nghèo, cái đói cứ bám lấy cuộc sống của gia đình. Nhưng từ khi trồng sắn xen vào đồi cây keo gia đình tôi đã có chút dư dả, có thu nhập ổn định. Gia đình tôi đã tận dụng hết diện tích đất đồi hơn 3 ha để trồng sắn và kết quả là từng bước một gia đình tôi đã xóa được nghèo.

Chị Bùi Thị Hương, xóm Cuốc 2 đang gánh sắn nặng trên vai không làm chị thấy mệt, khuôn mặt rạng ngời, chị cho biết: Gia đình tôi trồng được hơn 2 ha, sắn thu đến đâu, tư thương vào tận nơi mua, không phải mang đi bán vất vả nữa. Trước kia, tôi chỉ trồng sắn để chăn nuôi thôi, vì bán cũng chả được bao nhiêu, nhưng bây giờ thì khác, vụ này cũng được khoảng 40 ha triệu đồng

Không chỉ gia đình anh Diệt, chị Hương, nhiều gia đình khác ở Bình Hẻm cũng vui vẻ không kém vì được một mùa sắn thắng lợi. Năm 2010, thu nhập bình quân của xã đạt 7 triệu đồng/người. Cùng với các loại cây nông nghiệp khác, cây sắn đồi ở cao sản ở Bình Hẻm giờ đã và đang góp phần trong việc phát triển kinh tế xóa đói - giảm nghèo của xã.

 

 

                                                                                  Thanh Tuyền

                                                                                       (CTV)

 

 

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục