Cà phê là mặt hàng có mức tăng giá ấn tượng trong hai tháng qua, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro.

Đơn vị tính:đồng/kg

Diễn biến giá cà phê - Ảnh: Công thành - Đồ họa: Vĩ Cường

Tháng 2-2010, giá cà phê có lúc chỉ còn 22.000 đồng/kg buộc Chính phủ phải can thiệp bằng cách cho các doanh nghiệp vay vốn mua tạm trữ thì nay giá cà phê đã tăng gần 80%.

Bà Trần Thị Tươi (Bảo Lâm, Lâm Đồng) cho biết năm nay thu được hơn 2 tấn cà phê nhân, đầu vụ định bán với giá 30.000 đồng/kg nhưng lại thôi. “Giá tăng liên tục, tôi cũng như nhiều người không dám mạnh tay bán ra. Ai muốn mua sắm gì cần thiết mới bán đi một ít, còn đa số vẫn trữ vì hi vọng giá còn lên nữa” - bà Tươi cho biết. Giá cà phê liên tục lập đỉnh mới, đến ngày 13-1-2011 đã vượt mốc 39.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê trên thị trường thế giới cũng tăng mạnh, đạt mức 2.162 USD/tấn (ngày 13-1).

Giảm 10%

Niên vụ 2010/2011, Vicofa ước tính sản lượng toàn quốc giảm 10% so với niên vụ trước, tổng sản lượng cả nước giảm xuống dưới 1 triệu tấn.

Ông Đỗ Văn Nam, tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê VN, cho biết giá cả hiện tại phản ánh quy luật cung cầu, chủ yếu do nguồn cung cà phê robusta giảm đã đẩy giá bán tăng.

Nhưng ở một khía cạnh khác, Hiệp hội Cà phê ca cao VN (Vicofa) lại đang lo lắng. Theo ông Lương Văn Tự - chủ tịch Vicofa, giá cà phê trong nước tăng nhưng chứa đựng nhiều rủi ro do cách kinh doanh của các nhà xuất khẩu trong nước. Để có thể bán được nhiều cà phê ở mức giá cao, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phương thức mua bán cà phê giao sau và bán trừ lùi. Từ đó, phía nước ngoài lợi dụng để ép giá trong nước.

Theo phương thức trừ lùi, doanh nghiệp ký hợp đồng với nước ngoài ở một mức giá mà thị trường đang áp dụng, sau đó trừ lùi một khoản. Ví dụ, doanh nghiệp ký với giá 2.200 USD/tấn và mức trừ lùi là 50 USD/tấn thì giá doanh nghiệp nhận bán thực tế là 2.150 USD/tấn. Khoản trừ lùi này là “vũ khí” để doanh nghiệp trong nước cạnh tranh và làm hại nhau. Nếu công ty A trừ lùi 50 USD/tấn, lập tức công ty B trừ lùi 60 USD/tấn. Cứ thế mức trừ lùi tăng dần gây thiệt hại không chỉ cho doanh nghiệp, nông dân mà cả hoạt động xuất khẩu cà phê của VN.

Tại sao lại có khoản trừ lùi này? Theo các doanh nghiệp, đây là cách ép giá của nước ngoài với lý do cà phê của VN chưa đạt chất lượng vì hái cả cà phê còn xanh... Bên cạnh đó do khả năng tài chính eo hẹp, các công ty trong nước phải bán trừ lùi để có hợp đồng làm căn cứ vay tiền ngân hàng mua cà phê.

Mới đây, Vicofa đã lên tiếng cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước không nên liên tục tăng mức trừ lùi các lô cà phê xuất khẩu gây bất lợi cho ngành cà phê VN.

Vẫn theo ông Lương Văn Tự, cà phê VN chiếm 15% tổng lượng cà phê toàn cầu, chúng ta có thể tác động đến giá cà phê robusta của thế giới nếu các doanh nghiệp đoàn kết lại. Thế nhưng giá trong nước luôn bị tác động bởi giá thế giới. Vì vậy cả người trồng và doanh nghiệp cần sự ổn định để giữ giá cao, không nên chạy theo thành tích về số lượng. Cũng với cách bán trừ lùi trên, các doanh nghiệp trong nước đã thua lỗ hàng trăm tỉ đồng trong các năm trước. Khi đó thiệt hại của ngành cà phê không chỉ còn là vấn đề riêng của doanh nghiệp, mà người trồng cà phê cũng ảnh hưởng nặng nề.

 

                                                                          Theo Báo Tuoitre

 

 

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục