Bộ GTVT vừa báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ việc hàng hóa xuất nhập khẩu VN đang bị các chủ tàu nước ngoài lạm thu phí quá mức.

Thu gấp 3 - 4 lần

Đầu tháng 3, các chủ hàng trong nước đã kêu khó lên Bộ Tài chính việc nhiều hãng tàu thu các loại phí nhưng không báo trước, hoặc báo quá cập rập làm giá thành đội lên, gây khó khăn cho DN xuất nhập khẩu.


Các hãng tàu nước ngoài chiếm phần lớn thị trường vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu - Ảnh: Lưu Quang Phổ 

Theo điều tra của tổ liên ngành do Bộ GTVT chủ trì tại các cảng biển ở Hải Phòng và TP.HCM, có trên 10 loại phí đã bị các chủ tàu nước ngoài lạm thu. Đơn cử như phí dịch vụ container THC (phí trả cho bến bãi đối với hàng nguyên container) do cảng thu, nhưng thực tế hiện nay các chủ tàu thu trực tiếp từ chủ hàng và nộp cho cảng. Cảng thu 20 USD/container 20 feet  nhưng chủ tàu đã thu tới 60 - 70 USD, container 40 feet đáng lẽ chỉ chịu phí 35 USD cũng bị thu đội lên 100 - 120 USD.

Bộ GTVT kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ chính sách khuyến khích, hỗ trợ đội tàu trong nước cũng như nâng cấp cơ sở cảng biển. Tuy nhiên, đây là giải pháp dài hạn, không thể ngày một ngày hai gỡ khó cho các DN trong nước. Bộ GTVT cũng giao cho Hiệp hội chủ hàng VN và Phòng Thương mại công nghiệp VN chủ trì hiệp thương, đàm phán về giá với các chủ tàu để tiến tới một thị trường giá cước và các loại phí minh bạch hơn.

Do chênh lệch giữa lượng hàng nhập lớn hơn nhiều hàng xuất (năm 2010, lượng hàng xuất là 24 triệu tấn, hàng nhập lên tới 32 triệu tấn) đã phát sinh phí mất cân đối container (CIS – chủ tàu thu phí để bù đắp việc vận chuyển container rỗng) tại VN từ tháng 3.2010. Nhưng mức thu và thời điểm thu của các hãng không giống nhau.

Còn có nhiều loại phí đổ lên đầu các chủ hàng VN như phí thủ tục, phí hóa đơn, phí lưu kho bãi, phí cầu đường... Một số chủ hàng cho biết, dù khi bốc hàng xuống, container sạch bong nhưng chủ tàu vẫn thu phí vệ sinh container. Hay phí sửa chữa vỏ container, dù đã được tính vào chi phí khấu hao tài sản trong quá trình kinh doanh, nhưng hãng tàu vẫn thu của chủ hàng VN. Hiện tại, hầu hết các hãng tàu nước ngoài lớn tại VN như Waihai, Phoenix, Evergreen… đã thu các loại phí này. Một số hãng ủy quyền cho đại lý, các đại lý lại tăng thu thêm một số khoản phí để trục lợi.

Bên cạnh đó, giá bốc xếp tại cảng VN (khoảng 40 USD), trong khi các cảng trong khu vực thu gần gấp đôi như Shanghai 76 USD, Jakarta 83 USD/container 20 feet. Nhưng các chủ tàu nước ngoài thu phí bốc xếp của chủ hàng VN lên tới 75 USD/container 20 feet và 115 USD/container 40 feet.

Thiệt đơn thiệt kép

Theo ông Trần Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội chủ hàng VN, tình trạng lạm thu phí này đã phổ biến từ nhiều năm và xuất hiện theo mùa vụ cao điểm, tại thời điểm các cảng bị quá tải hay hàng hóa ách tắc nhiều. Thêm vào đó, sự yếu thế của các hãng tàu trong nước (với 36 tàu đang hoạt động, chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu vận tải hàng hóa) khiến các chủ hàng không chủ động được trong lựa chọn phương tiện.

Còn theo đánh giá của Bộ GTVT, sự lép vế của chủ hàng VN khiến các hãng tàu hạ giá cước để giành hàng từ bên ngoài vào VN và khi lỗ lại tính bù lại từ phía chủ hàng VN, vì dễ áp đặt hơn các chủ hàng nước ngoài. Tâm lý của DN trong nước là để được việc, sẵn sàng chấp nhận tất cả yêu cầu của chủ tàu hoặc đại lý. Ngoài ra, việc thả lỏng cho chủ tàu nước ngoài tự do thu phí mà không có một cơ chế quản lý, giám sát từ phía Nhà nước khiến các chủ hàng VN càng yếu thế, đơn lẻ hơn.

Phải đoàn kết lại

Ông Trần Đức Minh cho rằng, các chủ hàng và cơ quan quản lý phải ngồi lại, tính cho kín kẽ, đâu là trách nhiệm của chủ hàng, chủ tàu, đâu là của cảng. Nhưng để đàm phán được, phải có sự đoàn kết của các chủ hàng.

“Cũng cần phải nhìn nhận lại một phần lỗi chính từ DN xuất nhập khẩu trong nước. Như VN xuất khẩu gạo số một thế giới, nhưng Hiệp hội lương thực, các nhà xuất khẩu gạo cũng chưa chịu đầu tư một cảng gạo riêng như Thái Lan đã làm. Với các nhà xuất khẩu khác cũng trong tình trạng tương tự, khi không chịu thay đổi sang hình thức mua FOB bán CIF để tránh bất lợi cho chính mình”, ông Minh nhìn nhận.

Theo ông Minh, để thoát khỏi vị thế lép vế chủ hàng phải hiểu rõ giá cước với các thành phần (cước phí vận tải và các phí khác) để có những hành xử hợp lý khi thương thảo. Thực chất chủ tàu liên kết áp dụng phí bất hợp lý, nếu chủ hàng mù mờ không nắm được giá cước bao nhiêu, sẽ chịu cảnh áp mức nào chịu mức ấy.

Vấn đề ở chỗ, mối liên kết giữa các chủ hàng VN với nhau và các cơ quan chức năng vẫn đang rất lỏng lẻo, dù đã có cơ quan đại diện chính thức là Hiệp hội chủ hàng VN (chỉ mới có 52 DN thành viên). Được biết, Hiệp hội chủ hàng VN đã tổ chức vài cuộc họp liên quan đến vấn đề phí, nhưng chỉ có một số DN tham gia.

                                                                            Theo Thanhnien

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục