Nông dân xóm Giếng, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) triển khai cấy lúa trà sớm.

Nông dân xóm Giếng, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) triển khai cấy lúa trà sớm.

(HBĐT) - Đã bước sang vụ mới, nông dân các xã, thị trấn của huyện Kỳ Sơn đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tập trung làm đất và triển khai cấy lúa hè- thu. Không khí lao động hăng say, sôi động trên khắp các cánh đồng.

 

Hợp Thịnh, Hợp Thành là những xã triển khai sản xuất vụ hè – thu sớm nhất huyện. Toàn bộ diện tích đất ruộng ở đây đã được bừa ngải đợt 1, bà con các xóm đang tập trung tháo nước vào đồng để chuẩn bị cấy. Ông Lê Đình Phương – Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh hồ hởi: Ngay khi thu hoạch gọn diện tích lúa chiêm – xuân, UBND xã đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các xóm sử dụng lúa vừa gặt về, tuốt dùng để ngâm ủ, làm mạ cho vụ này luôn (giống tái giá). Bà con đã tiến hành làm đất, gieo mạ đạt 100% diện tích cấy. Một số xóm như Tân Lập, Tự Do… đã cấy trà sớm đối với lượng mạ đủ tuổi.

 

Theo báo cáo từ cơ sở, đến ngày 10/7, toàn bộ diện tích lúa vụ chiêm – xuân của huyện đã thu hoạch xong. Tại nhiều vùng lúa của huyện như Phú Minh, Dân Hạ, Dân Hòa, nông dân đã hoàn thành bừa ngải, chuẩn bị lấy nước vào các chân ruộng trước khi cấy vụ này. Phương châm cấy nhanh, cấy dứt điểm tiếp tục được tập trung chỉ đạo trong sản xuất. Bà Nguyễn Thị Sinh, cán bộ kỹ thuật – tổng hợp (phòng NN & PTNT huyện) cho biết: Vụ hè – thu 2011, toàn huyện thực hiện gieo cấy 990 ha lúa, trong đó 500 ha đã làm đất. Riêng với diện tích cây màu đang khẩn trương thu hoạch, một số diện tích cũng đang làm đất cho vụ mới.

 

Một trong những lợi thế của vụ hè – thu này đang được bà con các xã, thị trấn tận dụng là sự chủ động về nguồn nước tưới để làm mùa. Bên cạnh đó, hệ thống các công trình hồ, đập như hồ Đầm Bài cung cấp nước tưới cho các xã trọng điểm vùng lúa cũng được thường xuyên kiểm tra trước, trong mùa mưa bão, đảm bảo điều tiết nước khi cần thiết. Các sự cố về sạt lở do mưa, bão cũng được các ngành chức năng kịp thời khắc phục. Cùng thời gian này, các xã đẩy mạnh chiến dịch toàn dân làm thủy lợi nội đồng, tập trung nạo vét kênh, mương với hàng nghìn ngày công được huy động.

 

Theo ông Nguyễn Văn Khang – Trưởng phòng NN & PTNT huyện, thông thường, năng suất vụ mùa thường kém hơn vụ chiêm – xuân. Vì vậy, để nâng cao năng suất, đảm bảo sản lượng lương thực như kế hoạch đặt ra, huyện đã quan tâm đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất vụ hè  - thu, nhất là chủ động đưa các giống lúa lai, lúa thuần có tiềm năng, năng suất cao vào sản xuất như nhị ưu 838, Khang dân, BC 15… Đây là các giống có khả năng thích ứng, đẻ nhánh khỏe, tập trung, tỷ lệ bông hữu hiệu cao. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực sản xuất, đẩy mạnh thâm canh lúa được các địa phương tổ chức, thực hiện hiệu quả.

 

Huyện cũng chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất như vật tư, phân bón cung ứng đến các hộ, chuyển giao KHKT tới nông dân thông qua hàng chục lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật có sự phối hợp của các tổ chức hỗ trợ nông dân như ADDA (Đan Mạch), Childfun tại Việt Nam. Cũng theo ông Trưởng phòng NN & PTNT, huyện đang tích cực chỉ đạo các địa phương hoàn thành cấy xong trà lúa chính vụ trong tháng 7. Trong số 49 tấn mạ đảm bảo gieo cấy 100% diện tích bao gồm cả lượng mạ dự phòng cấy lại đối với một số diện tích khả năng bị úng ngập trong trường hợp xả lũ đầu nguồn.

 

 

                                                                                   Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục