Đường giao thông nông thôn xóm Nam Thượng xã Nam Thượng (Kim Bôi) góp phần giao thương phát triển kinh tế.

Đường giao thông nông thôn xóm Nam Thượng xã Nam Thượng (Kim Bôi) góp phần giao thương phát triển kinh tế.

(HBĐT) - Từ năm 2004 đến nay, 7 xóm của xã Nam Thượng (Kim Bôi) đã làm được trên 20 km đường giao thông nông thôn với tiêu chuẩn từ 2,5 m trở lên. Đến nay, hầu hết các trục chính của xã đã cơ bản có đường bê tông. Trong năm 2011, Nam Thượng được giao làm 6 km. Nhưng chỉ trong mấy tháng đầu năm đã làm xong. Phong trào làm đường giao thông nông thôn (GTNT) ở xã Nam Thượng nhiều năm qua được đánh giá cao và đã trở thành điểm sáng của huyện Kim Bôi.

 

Đây là một trong những xã về đích sớm nhất của huyện. Ông Bùi Văn Tấn- Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Ngay sau khi huyện có chủ trương về làm đường GTNT, Đảng uỷ, HĐND, UBND xã đã thành lập Ban chỉ đạo, ban giám sát làm GTNT triển khai. UBND xã xây dựng kế hoạch cụ thể về phát triển GTNT phù hợp với điều kiện tiềm lực của xã. Trên cơ sở đó triển khai đến các chi bộ, đoàn thể, KDC.  Kế hoạch được công khai để nhân dân nắm rõ định hướng, quy hoạch và được bàn bạc cụ thể về GTNT của xã, của ngõ xóm. Xã đã chọn những điểm mà dân cư làm điểm. Trước khi làm, các hộ được bàn bạc dân chủ, thống nhất đồng thuận các ý kiến rồi mới triển khai làm. Các xóm phân bổ về các nhóm dân cư để các hộ tự bàn bạc mức đóng góp và UBND xã đứng ra giám sát kỹ thuật. Mọi khoản thu chi của từng nhóm hộ, xóm do các nhóm, xóm hoạch toán công khai đến từng hộ gia đình. Từ những xóm này, nhiều xóm khác đến tham quan tự tìm hiểu cách làm, trao đổi kinh nghiệm để triển khai cho xóm mình. Huyện giao chỉ tiêu cho Nam Thượng đến đâu, nhân dân làm hết đến đó. Bà con trong xã muốn xin thêm để làm nhưng không được.

 

Ông Tấn cho biết thêm: Ngoài những nguyên nhân trên, Nam Thượng biết tận dụng tiềm năng sẵn có. Do địa bàn nằm gần sông Bôi nên bà con đã tận dụng bãi hoang để lấy cát, sỏi. Bà con phân công khai thác và thuê vận chuyển. Do vậy bà con phải đóng góp công và tiền thuê vận chuyển. Ngoài ra, k inh nghiệm cho thấy việc phát huy vai trò của quần chúng nhân dân thông qua các tổ chức, đoàn thể rất quan trọng. Các tổ chức như: Hội CCB, MTTQ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Đoàn thanh niên đã tích cực phối hợp với Ban chỉ đạo phát triển giao thông của xã, KDCđẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp vật tư, công sức cho việc làm đường. Nhiều ngõ, nhân dân đã tự tổ chức thi công, tự hạch toán, tự giám sát với mục tiêu hoàn thành kế hoạch sớm, nhanh nhất và đảm bảo chất lượng theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của xã. Nhờ đó, công trình đảm bảo về thời gian và kỹ thuật; tài chính không thất thoát, nhân dân phấn khởi, yên tâm với chất lượng công trình.  Vì vậy, việc giao thương giữa các thôn, xóm được đảm bảo; đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân trên địa bàn xã từng bước được nâng cao.

 

                                                                                          Việt Lâm

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục