So với đầu năm, giá heo hơi đã tăng 70%, giá gà tăng 100%. Theo các doanh nghiệp thực phẩm, mức tăng này là bất hợp lý, là do bị làm giá, kích giá
Tình trạng giá gia súc, gia cầm tăng cao đã được mổ xẻ tại buổi họp bàn các giải pháp bình ổn giá sản phẩm chăn nuôi do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 2-8 tại TPHCM. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, thời gian qua, giá thịt heo, gà tăng cao một phần là do giá thành chăn nuôi tăng (tình trạng thiếu con giống, giá thức ăn chăn nuôi cao… đã tác động trực tiếp đến giá thành chăn nuôi). Tuy nhiên, giá thịt quá cao đến mức bất hợp lý là do có cả yếu tố đầu cơ.
Cần phải làm rõ nguyên nhân
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất trong nước đạt khoảng 2,46 triệu tấn (tương đương 1,681 triệu tấn thịt xẻ), tăng 6,67% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thịt heo có hơn 1,3 triệu tấn, thịt gia cầm khoảng 270.000 tấn, thịt trâu bò khoảng 98.000 tấn. Tổng đàn gia cầm là 298 triệu con (tăng 7%), 3,9 tỉ quả trứng (tăng 19%)…
Cũng theo Cục Chăn nuôi, trong 3 tháng đầu năm đã xuất khẩu tiểu ngạch heo sống sang Trung Quốc là 19.235 con, nhưng từ tháng 5 đến nay không còn xuất nữa. Tổng lượng thịt heo sữa, heo đông lạnh xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Hồng Kông, Malaysia chỉ khoảng 2.584 tấn, bằng 50% so với cùng kỳ năm ngoái... “Sản xuất trong nước trong 6 tháng đầu năm là 1,681 triệu tấn thịt xẻ các loại, trong đó xuất khẩu chỉ khoảng 3.472 tấn, tức tiêu thụ trong nước chiếm hơn 99%. Với nguồn cung lớn như thế là đủ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thịt trong nước chứ không thiếu hàng khiến giá tăng”- đại diện Cục Chăn nuôi quả quyết...
Giá thịt heo tại các chợ ở TPHCM hiện vẫn còn quá cao. Ảnh: HỒNG THÚY
Tuy nhiên, Cục Chăn nuôi cũng thừa nhận: Do dịch bệnh xảy ra từ cuối năm ngoái, cũng như tình hình chăn nuôi giữa các vùng không đều nên dẫn đến thiếu hụt cục bộ tại một số địa phương khiến chênh lệch giá cao giữa miền Bắc và miền Nam. Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi đầu năm chỉ 41.000 đồng/kg; đến tháng 6, tháng 7 tăng lên 67.300 đồng/kg (tăng 64%); khu vực miền Nam, đầu năm, 35.500 đồng/kg; đến tháng 6 tăng lên 62.500 đồng/kg (tăng 71,2%). Giá gà đầu năm 22.500 đồng/kg, đến tháng 6 tăng lên 45.500 đồng/kg (tăng hơn 100%)...
Bà Nguyễn Thị Lệ Hồng, Tổng Giám đốc Công ty Công nghiệp Thực phẩm Dofico Đồng Nai, cho rằng giá thành chăn nuôi thời gian qua có tăng nhưng cũng chỉ tăng khoảng 20%, trong khi giá heo, gà tăng đến 70%, thậm chí 100%, là không thể chấp nhận được. Đây là vấn đề bất hợp lý cần phải xem xét lại. Ai kích hoạt tăng giá, tăng giá ở khâu nào… cần phải làm rõ.
Người nuôi nhỏ, lẻ không được hưởng lợi
Ông Châu Nhựt Trung, Tổng Giám đốc Công ty Huỳnh Gia Huynh Đệ (TPHCM), cảnh báo giá cả tăng bất hợp lý thời gian qua còn do tình trạng thao túng thị trường. Khi giá xuống, họ thu gom hàng để tạo khan hiếm giả tạo; đến khi giá lên, họ tung hàng ra bán hưởng lợi cao. Lúc này, người chăn nuôi ùn ùn tăng đàn thì họ lại “đánh” giá xuống để hưởng lợi...
Để ngăn chặn tình trạng giá gia súc, gia cầm tiếp tục biến động, nhiều doanh nghiệp đề nghị cần phải có quy hoạch cho ngành chăn nuôi, quy hoạch nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước để chủ động sản xuất, tránh lệ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu thức ăn nhập khẩu (hiện nay chiếm đến 70%).
Theo ông Nguyễn Trí Công, chủ trại heo Trí Công (Đồng Nai), đang có quá nhiều áp lực lên người chăn nuôi, như giá thức ăn chăn nuôi quá cao và liên tục tăng; công tác dự báo cũng như khống chế dịch bệnh thời gian qua quá yếu kém... khiến người chăn nuôi luôn bị động. Vấn đề bình ổn giá thời gian qua cũng chỉ chú trọng khâu thương mại, chưa quan tâm đến người chăn nuôi.
Người chăn nuôi rất cần vốn để sản xuất nhưng lãi suất ngân hàng cao như hiện nay thì không ai kham nổi... Vì vậy, muốn ổn định được giá, cần có nhiều chính sách hỗ trợ người chăn nuôi.
Bà Hồng cũng cho rằng tại Việt Nam, phương thức chăn nuôi nhỏ, lẻ hiện vẫn còn chiếm tỉ trọng cao (ước khoảng 80%). Khi có dịch bệnh, chi phí đầu vào tăng cao… người chăn nuôi nhỏ, lẻ bị tác động mạnh nên họ thường không nuôi tiếp. Nay giá cả tăng cao chỉ có các trại chăn nuôi lớn là hưởng lợi.
Theo Báo NLĐ
(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.
(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.
(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.
(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.