Đó là khẳng định của bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn báo chí về số vốn ODA mà các nhà tài trợ có thể cam kết dành cho Việt Nam tại cuộc họp báo được tổ chức hôm qua 30-11, trước thềm Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam 2011 (CG 2011).

 

Cũng giống như với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đăng ký vào Việt Nam, vốn ODA cam kết là thông tin từng được chờ đợi nhiều nhất ở mỗi hội nghị CG cuối năm. Điều khác biệt chỉ là vốn FDI được đăng ký, “vào” khi nào, bao nhiêu là điều không thể đoán định được, trong khi khoản ODA cam kết thường là khá chắc chắn.

Dưới thời nguyên Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc, con số này đã liên tục gia tăng trong nhiều năm qua. Nhiều kỳ vọng đang được đặt vào tân Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, dẫu biết rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn chung, các đối tác phát triển cũng phải giải quyết nhiều vấn đề nội bộ...

Thế nhưng, đại diện nhà tài trợ đa phương lớn nhất cho Việt Nam, bà Victoria Kwakwa đã đưa ra một góc nhìn khác. Bà cho biết, vấn đề cốt lõi của các Hội nghị CG tại Việt Nam đã không còn là huy động tối đa nguồn lực cho phát triển mà hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hợp tác, hiệu quả sử dụng đồng vốn ODA. Điều quan trọng hơn đối với Việt Nam bây giờ chính là sự hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực, hội nhập sâu rộng hơn; nền kinh tế mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn.

Với tư cách là quốc gia đã có mức thu nhập trung bình, viện trợ chính thức tuy vẫn cần thiết cho Việt Nam nhưng không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu nữa. Mặc dù cộng đồng các nhà tài trợ vẫn khẳng định sẽ đồng hành với Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế - xã hội nhưng rất có thể sẽ không có con số cụ thể nào được đưa ra.

Có lẽ điều này cũng đã lý giải nội dung quan trọng nhất sẽ được bàn thảo tại Hội nghị CG lần này là tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là tái cấu trúc đầu tư công. Khu vực tài chính ngân hàng cũng sẽ được các nhà tài trợ quan tâm đặc biệt với mục tiêu cải cách để nâng cao giá trị vốn hóa và xử lý nợ xấu một cách khôn ngoan…  

 

                                                                           Theo Báo SGGP

 

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục