Những diễn biến giao dịch trên TTCK trong thời gian qua được cơ quan quản lý nhà nước cho là không loại trừ có hiện tượng đầu cơ trục lợi, bán khống kiếm lời. UBCKNN ngày 7.9 đã chính thức có công văn cảnh báo về tình trạng này.

 

Đáng chú ý, trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự, UBCKNN sẽ chuyển cơ quan công an để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Bán khống kiểu VN

Thuật ngữ “bán khống” đến nay không còn lạ đối với TTCKVN. Thuật ngữ này được hiểu là NĐT A mượn một lượng CP của NĐT B để bán đi khi giá CP giảm, sau đó A phải mua lại đúng lượng CP đó để trả cho B và chịu thêm một khoản phí.

Đối với hoạt động bán khống “chuẩn” chủ tài khoản thực hiện một lệnh bán khống trên chính tài khoản của mình (mặc dù trong tài khoản đó không có CP để bán). Số CP này được CTCK cho mượn khi NĐT mở tài khoản margin. Khi thị trường đi xuống, hoạt động bán khống trở nên phổ biến và góp phần đẩy thị trường giảm điểm, nhưng chính các giao dịch mua lại CP của các NĐT này (để trả nợ) sẽ là động lực để thị trường quay đầu và làm tăng thanh khoản.

Tại TTCKVN, bán khống hiện chỉ là NĐT A mượn CP của NĐT B và bán đi. Giao dịch này được thực hiện trên tài khoản của NĐT (chứ không phải của NĐT A). Và như vậy, để thực hiện được giao dịch, phải có sự đồng ý của NĐT B. Những giao dịch kiểu này thường chỉ là thỏa thuận trên cơ sở niềm tin giữa hai người. Ngoài ra, hiện tượng bán khống còn xuất hiện khi CTCK tự ý mượn CP của khách hàng để bán đi mà không có sự đồng ý của chủ tài khoản.

Hiện tượng này thường bị phát giác khi NĐT yêu cầu sao kê. Trong một vài năm qua, một số vụ CTCK tự ý lấy CP của khách hàng bán đã bị UBCK xử lý. Do đó, các CTCK hoặc nhân viên của các Cty này gần như chỉ làm trung gian trong các vụ vay mượn CP giữa các NĐT với nhau.

Trung gian cũng bị xử lý

Trong công văn 3229/UBCK-QLQ ngày 7.9 của UBCKNN, cơ quan này yêu cầu các tổ chức kinh doanh CK (Cty quản lý quỹ, CTCK) không được thực hiện bán hoặc cho khách hàng bán CK khi không sở hữu CK và cho khách hàng vay CK để bán. Điều này được hiểu là hình thức bán khống theo “chuẩn” sẽ bị cấm hoàn toàn.

Tuy nhiên, đối với các thỏa thuận giữa hai bên trên cơ sở niềm tin như đã nói ở trên thì khó có thể kiểm soát được. Bởi đây là hoạt động “bán nhờ CP trên tài khoản của người khác” và được sự đồng ý của cả hai bên. Do đó, cơ quan quản lý khó lòng kiểm soát được hình thức bán khống này, bởi hệ thống giao dịch không thể nào phân biệt được lệnh được đặt là theo yêu cầu của đối tác chứ không phải của chủ tài khoản (khi các điều kiện về giao dịch đều hợp lệ).

Đối với hoạt động trung gian, trong thông báo của UBCKNN cũng nêu rõ: “Tổ chức kinh doanh CK và nhân viên làm việc tại các tổ chức này không được làm trung gian cho các tổ chức, cá nhân vay, mượn CK của nhau để bán dưới mọi hình thức, kể cả trong trường hợp không dẫn tới việc thay đổi quyền sở hữu và giao dịch bán thực hiện trên tài khoản của bên cho vay”.

Như vậy, ngoài việc không được vay mượn hoặc “tự ý” lấy CK, tiền của khách hàng, CTCK cũng hết cửa làm trung gian để hưởng hoa hồng. UBCKNN cho biết, trường hợp có các hành vi vi phạm nêu trên, ngoài các cá nhân trực tiếp vi phạm, tổ chức kinh doanh CK nơi các cá nhân đó làm việc cùng chịu trách nhiệm liên đới theo quy định pháp luật hiện hành.

 

                                                                   Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Huyện Lạc Sơn gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. 

Hội Liên hiệp phụ nữ tp Hòa Bình: Đề án 939 đồng hành cùng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 40.600 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục