Phong trào ống tiền tiết kiệm gắn với thực hành tiết kiệm theo gương Bác ở chi hội 5, xóm Xương Đầu.

Phong trào ống tiền tiết kiệm gắn với thực hành tiết kiệm theo gương Bác ở chi hội 5, xóm Xương Đầu.

(HBĐT) - Ở chi hội phụ nữ 5, xóm Xương Đầu, xã Dũng Phong (Cao Phong) có trường hợp chị Bùi Thị Gắng, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, chồng đã mất, con mắc bệnh tâm thần. Sau 4 năm nỗ lực, được chị em trong chi hội tiết kiệm tặng vốn mua đôi lợn giống đã tổ chức tốt việc chăn nuôi, hoàn thiện được nhà ở kiên cố, mua được xe máy phục vụ đi lại.

 

Gần đây nhất là trường hợp chị Bùi Thị Nhiểm bị tàn tật, Bùi Thị Quỳnh có con mắc bệnh nan y, chị Bùi Thị Tâm bị hỏng mắt được chi hội dùng khoản tiền tiết kiệm của quý II tặng không hoàn lại. Đây chỉ là một vài trong số hàng chục trường hợp hội viên PN không có điều kiện phát triển kinh tế, gia cảnh éo le được chi hội PN 5, xóm Xương Đầu giúp đỡ gắn với các hành động “làm theo” và phong trào thực hành tiết kiệm theo gương Bác từ năm 2008 đến nay.  

Chị Bùi Thị Hạnh, chi hội trưởng chi hội PN 5 chia sẻ: Thời gian đầu, có chị còn chưa thông suốt, càng về sau, chị em càng hưởng ứng, nhiệt tình thực hiện hơn. Từ năm 2009 đến nay, 100% hội viên PN trong chi hội đều tự nguyện tham gia thực hành tiết kiệm bằng “ống tiền tiết kiệm” và “hũ gạo tiết kiệm”. Khoản tiền do chị em tiết kiệm được hàng quý dùng vào việc giúp đỡ chị em nghèo bằng vốn không hoàn lại. Từ khi thực hiện theo tinh thần tiết kiệm của Bác Hồ, chi hội đã tiết kiệm được 22 triệu đồng, giúp 44 lượt hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó, 3 trong số 14 hộ hội viên nghèo của xóm đã thoát nghèo.  

Chị em trong chi hội nhận thức rõ tính hiệu quả của việc thực hành tiết kiệm. Theo hội viên Bùi Thị Thú, với ống tiền tiết kiệm chỉ cần tận dụng những thứ sẵn có như ống tre, nứa cắt lấy một đoạn. Cứ mỗi lần đi chợ, chị em lại bỏ vào ống vài nghìn đồng. Với điều kiện kinh tế nông thôn, mỗi tháng, một hội viên chỉ tiết kiệm được 15 - 20.000 đồng/tháng nhưng với sự đồng lòng của 70 hội viên toàn chi hội, phong trào đã đi vào nề nếp, số tiền được nhân lên. Bình quân, mỗi quý, chi hội giúp đỡ được 2 lượt hội viên, mỗi hộ được giúp 500.000 đồng. Cùng với đó, chị em trong chi hội duy trì hũ gạo tiết kiệm. Hàng ngày, trước khi nấu cơm, chị em bỏ vào hũ một nắm gạo. Vào kỳ tổ chức sinh hoạt hàng tháng, chi hội tiến hành mở hũ. Mỗi lần như vậy, chi hội tiết kiệm được từ 15 - 20 kg gạo, giúp 2 lượt hội viên gặp khó khăn nhất. Đến nay đã tiết kiệm được 940 kg gạo giúp trên 40 lượt hội viên nghèo. Bên cạnh đó, chi hội phát huy tinh thần tương thân, tương ái, huy động hội viên giúp đỡ gia đình chính sách, người neo đơn, cô đơn, tàn tật ngày công lao động. Phát động phong trào PN giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình bằng hình thức giúp cây, con giống, khi hoạn nạn, lúc ốm đau bằng quà, công lao động.  

Ra sức noi gương Bác và thực hiện tốt các cuộc vận động của Hội đề ra, chị em phụ nữ trong chi hội còn xây dựng thành công mô hình “Gia đình 5 không, 3 sạch”. Nếu năm đầu tiên, mô hình chỉ có 40 hội viên tham gia thì từ sau ý tưởng chia nhóm nhỏ để đôn đốc, quản lý, 100% hội viên đã cùng hợp sức, chung tay xây dựng mô hình nhiều ý nghĩa này. Phối hợp với chính quyền, đoàn thể xóm, chị em hội viên đã phát quang bụi rậm, quét dọn vệ sinh sạch sẽ đường làng, ngõ xóm mỗi ngày. Thông qua vận động được chị em ủng hộ, trên 70% hộ dân trong xóm đã xây dựng công trình nhà tiêu hợp vệ sinh, 100% gia đình không có con em từ 6 - 16 tuổi bỏ học giữa chừng, không có người mắc TNXH và vi phạm pháp luật.  

 

                                                                                P.V

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục