Người tiêu dùng cẩn trọng khi mua hoa quả không rõ nguồn gốc
(ảnh tại chợ Phương Lâm).

Người tiêu dùng cẩn trọng khi mua hoa quả không rõ nguồn gốc (ảnh tại chợ Phương Lâm).

(HBĐT) - Thời gian gần đây, người tiêu dùng lo lắng, trước thông tin các loại hoa quả ngâm, tẩm chất bảo quản vượt quá ngưỡng cho phép. P.V Báo Hòa Bình đã phỏng vấn ông Vũ Xuân Cương – Phó chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh để hiểu thêm vấn đề kiểm tra, kiểm soát lưu thông hàng hoa quả trên địa bàn tỉnh.

 

PV: Xin ông cung cấp thêm cho bạn đọc một số thông tin về thị trường hoa quả của cả nước nói chung, trong đó có tỉnh ta?

 

Ông Vũ Xuân Cương: Trước đây, theo thói quen sinh hoạt, hoa quả trên thị trường chỉ được xem là hàng hóa phụ, không phải mặt hàng chính. Đời sống kinh tế - xã hội đang ngày một đi lên, nhu cầu tiêu thụ hoa quả của người dân ngày càng lớn. Ngoài lượng hoa quả nội địa dồi dào, các sản phẩm hoa quả xuất xứ nước ngoài theo đường tiểu ngạch cũng có mặt phong phú trên thị trường Việt Nam.

 

Tại thị trường tỉnh ta, lượng hoa quả nội địa từ các tỉnh miền Nam, miền Bắc và trong tỉnh chiếm khoảng 50%, còn lại 50% hàng nhập từ nước ngoài. Trong đó, hàng nhập từ các nước châu Âu, châu Mỹ (thường theo đường hàng không), chiếm tỷ lệ ít ỏi. Đa phần là mặt hàng hoa quả xuất xứ Trung Quốc, chủ yếu là nho, táo, quýt, cam, lê. Vấn đề ATVSTP hiện nay đang được các cấp quản lý và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm, nhất là thị trường hoa quả lại tương đối phức tạp.

 

P.V: Gần dây người tiêu dùng hoài nghi và không mấy yên tâm khi sử dụng hoa quả lưu thông trên thị trường tỉnh. ở góc độ kiểm tra, kiểm soát hàng hóa thị trường, ông có điều gì muốn chia sẻ?

 

Ông Vũ Xuân Cương: Hiện tại, chúng ta không có thiết bị, công cụ để tìm, xác định sản phẩm có hóa chất bảo quản vượt ngưỡng hay không. Trong bảo quản hoa quả, việc sử dụng hóa chất để duy trì sử dụng sản phẩm lâu hơn là một tiến bộ khoa học, nếu đúng hàm lượng quy định sẽ không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, đã có không ít nhà sản xuất lạm dụng hóa chất quá mức cho phép gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người. Việc sử dụng hóa chất tập trung nhiều ở hoa quả xuất xứ Trung Quốc. Hoa quả nội địa đang lưu thông trên địa bàn tỉnh như thanh long, măng cụt, dưa hấu, dưa vàng, nhãn… có nguồn gốc từ các tỉnh Nam Bộ hay như cam, quýt địa phương tỉnh ta sản xuất cũng có dùng hóa chất bảo quản nhưng mức độ dùng chưa phổ biến. Hóa chất mà nhà sản xuất trong nước sử dụng phần lớn cũng từ nguồn nhập khẩu.

 

Có một số vấn đề đặt ra, đó là mặt hàng hoa quả do nông dân sản xuất ra mà nông dân là đối tượng không phải sử dụng hóa đơn, chứng từ. Bởi vậy, khi người buôn bán, kinh doanh mua lại sản phẩm của nông dân bán ra thị trường cũng không có hóa đơn. Về hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc, nếu có sự kiểm soát của cơ quan chức năng cũng phải được quản lý ngay từ cửa khẩu. Bởi khi đã qua đường tiểu ngạch vào thị trường tiêu thụ nội địa, hàng đã không còn bao bì nguyên kiện, cũng có nghĩa là không đủ căn cứ pháp lý để xác định đâu là hoa quả Trung Quốc, đâu là hoa quả nội địa. Nhiều khi quả táo, lê của Trung Quốc đem so với sản phẩm cùng loại của tỉnh Lạng Sơn cũng chẳng khác nhau, nhất là quả đã không còn nhãn, mác.

 

Với vai trò kiểm tra, kiểm soát thị trường trong thời gian qua, lực lượng QLTT tỉnh đã tập trung kiểm tra về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hoa quả nhập khẩu. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát diễn ra tại các đầu mối giao thông thủy, bộ, điểm tập kết hàng hóa. Khó khăn vấp phải là thương nhân dùng “thủ thuật” bỏ hết bao bì, cho vào tải hoặc hộp xốp tiêu thụ nên không dễ xử lý. Với hoa quả sản xuất trong nước, do không có hóa đơn, chứng từ nên lực lượng QLTT tỉnh thường kiểm tra về bảng kê hàng hóa, chữ ký của người giao hàng làm căn cứ giúp phần nào hạn chế việc kinh doanh hoa quả không có nguồn gốc, nhãn mác tràn lan.

 

PV: Vậy, ông có khuyến cáo gì đối với người tiêu dùng tỉnh trong sử dụng hoa quả?

 

Ngay như bản thân người buôn bán, kinh doanh hoa quả nhiều khi cũng không rõ xuất xứ của nó. Trong lúc này, cách tốt nhất đề phòng là khi mua hàng hóa nói chung, mặt hàng hoa quả nói riêng, người dân cần tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ, quan sát và chỉ mua sản phẩm hoa quả có độ nguyên vẹn, màu sắc tự nhiên, cảnh giác với các loại quả có màu sắc khác màu bình thường. Trước khi tiêu dùng, lưu ý ngâm, rửa sạch, dùng thiết bị sục ôzôn khử độc là tốt nhất.

 

P.V: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

 

                                                                           

                                                           Bùi Minh (thực hiện)

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục