KCN Lương Sơn đã tiếp nhận 23 dự án đầu tư với số vốn đăng ký 176,6 triệu USD và trên 832 tỷ đồng. Ảnh: Công ty May xuất khẩu Hàn Quốc đang hoạt động ổn định tại KCN Lương Sơn.

KCN Lương Sơn đã tiếp nhận 23 dự án đầu tư với số vốn đăng ký 176,6 triệu USD và trên 832 tỷ đồng. Ảnh: Công ty May xuất khẩu Hàn Quốc đang hoạt động ổn định tại KCN Lương Sơn.

(HBĐT) - Phát triển công nghiệp bền vững là một chủ trương đúng đắn của tỉnh đang được hiện thực hóa tại huyện Lương Sơn. Dù trong bối cảnh khó khăn của năm nay, hoạt động SX-KD của các doanh nghiệp đầu tư tại KCN Lương Sơn vẫn khá ổn định.

 

Dự án gạch nhẹ Phúc Sơn khởi công vào giữa năm 2010, sau một năm gấp rút thi công đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Dự án có mức đầu tư 100 tỷ đồng, công suất đạt 150.000 m3/năm, tương đương với 80 triệu viên gạch nung tiêu chuẩn, có thể mở rộng lên 200.000 m3/ năm, nằm trong chương trình sản xuất vật liệu không nung đến năm 2020 của Chính phủ tại Quyết định số 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ông Ngô Tiến Nhiễm, Giám đốc Nhà máy cho biết: Nhà máy được lắp đặt các công nghệ tiên tiến, hiện đại, nguyên liệu hoàn toàn không sử dụng đất nông nghiệp, chất lượng sản phẩm có những tính năng vượt trội chống thấm, chống cháy, cách âm, cách nhiệt khá hiệu quả, trọng lượng sản phẩm nhẹ Công ty đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các đối tác, số lượng khoảng 1/3 công suất nhà máy/năm. Năm 2012, tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên với những biện pháp chỉ đạo “phá băng” thị trường BĐS, Bộ Xây dựng quy định tỷ lệ gạch công nghệ mới trong các công trình xây dựng cao tầng, chắc chắn trong tương lai, Công ty sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh, tiếp tục đóng góp vào giải quyết việc làm và ngân sách địa phương.

 

Đến nay, KCN Lương Sơn là 1/8 KCN nằm trong quy hoạch KCN của tỉnh  đang là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chủ tịch HĐQT Công ty CP BĐS An Thịnh Vũ Duy Bổng cho biết: KCN Lương Sơn đã hoàn thiện giai đoạn 1 hạ tầng đồng bộ, có hệ thống xử lý nước thải hiện đại, thu hút được 23 dự án đầu tư, trong đó có 9 dự án đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ với tổng số vốn 176,6 triệu USD và 823 tỷ đồng. Các DN hoạt động trong lĩnh vực thiết bị viễn thông, cơ khí, giày, dép may mặc, phụ tùng ô tô, sản xuất nhôm kính... Năm 2012 với nhiều khó khăn, tuy nhiên vẫn có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tìm kiếm cơ hội đầu tư tại KCN, nhiều dự án tiếp tục triển khai như Almine sản xuất thiết bị nhôm, Midori và Esque sản xuất hàng may mặc, dụng cụ bảo hộ lao động, dự tính sẽ đưa vào hoạt động vào tháng 7/2013, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu và đóng góp ngân sách cho địa phương. Đặc biệt, cuối tháng 12/2012, KCN tiếp nhận dự án kỷ lục vốn đầu tư 75 triệu USD của tập đoàn Nissin sản xuất linh kiện ô tô. Chắc chắn trong tương lai, hoạt động các DN tại KCN Lương Sơn sẽ đóng góp mạnh mẽ cho phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của tỉnh.

 

Đồng chí Hoàng Văn Đức, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn khẳng định: Lương Sơn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - dịch vụ bền vững. Huyện là vùng thấp, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và các trục giao thông quan trọng, có nguồn tài nguyên, khoáng sản, lao động dồi dào. Vì vậy, huyện Lương Sơn được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh và mới đây là hạt nhân của vùng động lực kinh tế. Lương Sơn đang tranh thủ hiệu quả các nguồn lực ngày càng khai thác tốt tiềm năng tạo diện mạo phát triển mới. Số dự án và số vốn đăng ký đầu tư vào huyện dẫn đầu tỉnh. Nhiều dự án đầu tư phát triển công nghiệp theo quy hoạch tiếp tục được triển khai, tạo giá trị mới cho sản xuất của huyện. Kinh tế  luôn đạt mức tăng trưởng ấn tượng từ 17-18%/năm. Năm 2012, có nhiều khó khăn nhưng huyện vẫn đạt mức tăng trưởng 18%, trong đó, riêng lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng 17,7%. Đến nay, cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ đã đạt 80,9%. Huyện tập trung cụ thể hóa chủ trương, cơ chế, chính sách của tỉnh đẩy mạnh phát triển KT-XH nói chung và công nghiệp, dịch vụ nói riêng. Trong đó, tập trung phát triển công nghiệp theo quy hoạch, ưu tiên các công nghệ mới thân thiện,  gắn với bảo vệ môi trường; quan tâm đặc biệt đến phát triển nguồn nhân lực, nhất là phục vụ các dự án đầu tư,  phục vụ yêu cầu phát triển. Đồng thời, thực hiện các chương trình chuyển đổi ngành nghề cho nông dân bị thu hồi đất, chú trọng phát triển các loại hình du lịch trang trại, sinh thái, hệ thống dịch vụ tại các KCN nâng cao mức sống cho nhân dân trong vùng.

            

 

                                                       Lê Chung

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục