Gia đình bà Bùi Thị ọm ở xóm Nghia là một trong những hộ tiên phong trong phát triển nghề nuôi ong ở xã Lạc Sỹ.

Gia đình bà Bùi Thị ọm ở xóm Nghia là một trong những hộ tiên phong trong phát triển nghề nuôi ong ở xã Lạc Sỹ.

(HBĐT) - Giữ rừng tốt đương nhiên đem đến nhiều lợi ích, song, điều mà người dân Lạc Sỹ (Yên Thuỷ) chẳng ngờ nghề nuôi ong lấy mật đầu tiên là tự phát giờ trở thành phong trào trong cả xã. Tiếng lành đồn xa, mật ong nơi đây giờ đã thành thương hiệu mà đi đâu, nói đến mật ong Lạc Sỹ đều được mọi người ngợi khen bởi chất lượng tự nhiên.

 

Cùng Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ Quách Khương Lam, cán bộ tăng cường của huyện về xã hơn 2 năm đến với những hộ nuôi ong trong xã. Qua tìm hiểu mới thấy, phong trào nuôi ong lấy mật giờ thành một nghề tại nơi vùng đất vốn dĩ đời sống kinh tế luôn gặp khó khăn. Từ ngoài vườn, dưới mái hiên hay gầm nhà sàn của mỗi gia đình, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những thùng gỗ được kê kích, che chắn cẩn thận.

 

Tìm đến gia đình bà Bà Bùi Thị ọm, xóm Nghia để tìm hiểu nguồn gốc của phong trào nuôi ong trong xã. Bà ọm lấy trong góc nhà ra một chai mật ong để giới thiệu. Sau một hồi ngắm nghía chiếc chai thuỷ tinh hơn nửa lít đựng đầy mật vàng đặc quánh. Chẳng biết có phải giới thiệu từ trước không nhưng cảm nhận về vị ngọt còn có mùi hăng của hoa rừng khiến như có chút phần tê tê đầu lưỡi mang lại cảm giác khá là lạ.

 

Khi hỏi về nguồn gốc của phong trào nuôi ong lấy mật, bà ọm tâm sự: những năm trước đây, trên các cánh rừng xung quanh Lạc Sỹ, ong mật phát triển nhiều lắm. Người dân muốn lấy mật thường rủ nhau lên rừng bắt một lúc có khi đến vài tổ. Từ vài năm lại đây, cũng do con người bắt nhiều nên số lượng đàn ong mật trên rừng dần khan hiếm. Từ nguyên nhân đó cùng với thấy lợi ích từ mật ong khá tốt nên nhiều người đã lên rừng bắt cả đàn về để nuôi tại nhà. Người nọ thấy người kia nuôi ong có thêm thu nhập nên cũng  làm theo. Với chất lượng tốt, hầu hết mật tại Lạc Sỹ có nguồn gốc tự nhiên từ rừng nên được nhiều người đánh giá cao.

 

Như lời bà Bùi Thị ọm, gia đình bà hiện có khoảng 20 đàn ong, bình quân mỗi năm, thu nhập cũng được trên dưới 10 triệu đồng. Khoản thu nhập như vậy, đối với một xã đặc biệt khó khăn như Lạc Sỹ cũng góp phần từng bước XĐ-GN.

 

Cũng theo ông Lam, mặc dù nuôi ong được xem là một nghề đòi hỏi sự khéo léo, dày công chăm bẵm nhưng cũng không phải là quá khó khăn và phù hợp với người dân Lạc Sỹ. Các sản phẩm từ ong như mật, sáp ong có giá trị dược liệu và kinh tế cao. Cái được của nghề nuôi ong đối với Lạc Sỹ là tận dụng được đất vườn, đồi và đất rừng nhiều loại hoa rừng tự nhiên. Thêm nữa, đầu tư nuôi ong vốn đầu tư ban đầu không lớn và cũng không tốn nhiều nhân lực.

 

Cũng chính vì nhận rõ lợi ích đưa lại cùng với nguyện vọng của một số hộ dân, vừa qua, dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của tỉnh đã đầu tư thêm hàng chục đàn ong cho những hộ gia đình hộ nghèo của Lạc Sỹ để thúc đẩy nghề nuôi ong truyền thống.

 

Hiện tại, tổng diện tích tự nhiên của Lạc Sỹ trên 2.868 ha, trong đó, đất ở 54,11 ha, đất nông nghiệp 98,10 ha và đất lâm nghiệp 2.594,14 ha. Cả xã có 475 hộ nhưng có đến 562 đàn ong do người dân tự nuôi. Cao điểm, có những lúc lên đến trên 700 đàn.

 

Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ không chăm sóc tốt có những lúc làm số lượng đàn giảm đáng kể. Mặt khác, hạn chế của Lạc Sỹ mặc dù có nghề nuôi ong từ lâu, chất lượng cũng được đông đảo người dân trong vùng đánh giá cao. Nguyên nhân nghề nuôi ong tại Lạc Sỹ chưa xứng tầm với tiềm năng chính là công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng còn yếu. Hơn nữa, sản phẩm làm ra cũng chỉ bán được bằng  giá thị trường tại trung tâm huyện phần nào làm giảm đáng kể thu nhập của người nuôi ong Lạc Sỹ.

 

Một mùa xuân mới lại đang về với người dân Lạc Sỹ, cho dù còn đó những khó khăn nhưng nghề nuôi ong lấy mật dường như đang gắn bó với mỗi hộ gia đình. Việc làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ rừng nguyên sinh cùng với việc chủ động đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng đã tạo cho Lạc Sỹ lợi thế bền vững trong phát triển nghề nuôi ong lấy mật trong nhiều năm tới đây.

 

 

                                                                                 Hồng trung

 

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục