Cán bộ UBND xã Kim Truy (Kim Bôi) giải quyết thủ tục, giấy tờ cho người dân trên địa bàn.

Cán bộ UBND xã Kim Truy (Kim Bôi) giải quyết thủ tục, giấy tờ cho người dân trên địa bàn.

(HBĐT) - Sau nhiều năm trở lại, chúng tôi có cảm giác Kim Truy (Kim Bôi) không đổi thay nhiều. Bây giờ khác hơn là trụ sở UBND xã được di dời sang bên trái đường Kim Truy- Nuông Dăm và được xây mới hơn. Con đường liên xã cũng đã được thảm nhựa khác trước. Còn sản xuất và cuộc sống người dân dường như cũng chẳng khác trước là mấy. Trường học, trạm y tế cũng đã xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, khám- chữa bệnh, CSSK ban đầu cho người dân.

 

Tìm hiểu, chúng tôi được biết, Kim Truy chịu nhiều thiệt thòi. Là xã diện khó khăn nằm giữa nhiều xã khó khăn của huyện Kim Bôi nhưng ít nhận được sự đầu tư của các chương trình, dự án. Vì thế, hạ tầng thiếu và chưa đồng bộ. Kim Truy là xã diện tích rộng trên 1.000 ha nhưng có tới phân nửa là núi đá, trong  khi đó, dân số lại đông, trên 940 hộ với 4.455 nhân khẩu. Xã có 6 thôn, riêng thôn Cóc Lẫm đã có tới 416 hộ, tương đương dân số một số xã của huyện như Thượng Tiến, Trung Bì, Lập Chiệng. Gần như 100% hộ dân sống dựa vào vào nông nghiệp. Tổng diện tích lúa cấy khoảng 130 ha và khoảng mấy trăm ha hoa màu, rau, đậu các loại. Mấy năm nay, nhờ lợi thế về nguồn nước tưới khá ổn định và áp dụng KH-KT vào sản xuất, năng suất lúa, cây màu được cải thiện hơn. Năng suất lúa đạt từ 57- 60 tạ/ha. Thế nhưng Kim Truy dân đông, ruộng ít đủ ăn là may. Đồng chí Bùi Đình Thản, cán bộ UBND xã Kim Truy cho biết: Tính trung bình một khẩu chỉ có 250 m2 ruộng,  năng suất 60 tạ/ha, tương đương 12 kg gạo/người/tháng. Trừ tiền cày, bừa, phân, giống chẳng còn được là bao, có khi lại lỗ. Chăn nuôi lợn, gia cầm cũng ít hiệu quả. Xã tập trung phát triển chăn nuôi và trồng rừng nhưng cũng rất khó có sự bứt phá. Điều kiện tự nhiên của xã nhiều núi đá, diện tích rừng trồng không nhiều. Một chu kỳ rừng sản xuất từ 5-7 năm. Người dân có thể yên tâm trồng rừng vì không có vốn đầu tư. Tổng đàn gia súc, gia cầm của xã tăng 5-7%/năm, trong xã có một số mô hình chăn nuôi tập trung nhưng xem ra hiệu quả cũng không cao vì chi phí đầu vào tăng, giá thành không ổn định. Người dân đã tìm kiếm cơ hội đổi đời đi làm ăn ở các nơi khác. Mấy năm nay, đời sống người dân có chuyển biến nhưng chưa bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo của xã còn còn 33%, hộ cận nghèo còn khoảng 200 hộ.

 

Trong thời gian tới, để tạo đòn bẩy cho xoá đói- giảm nghèo, cán bộ và nhân dân xã Kim Truy mong muốn được được Nhà nước quan tâm triển các chương trình, dự án, mô hình giảm nghèo bền vững, nâng cao năng suất,  hiệu quả gieo trồng, giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân. Trước mắt là đầu tư một số hạ tầng thiết yếu như trường học cho cả 3 cấp mầm non, tiểu học và THCS, trạm y tế, hỗ trợ xi măng để nhân dân làm đường giao thông nông thôn; xây dựng công trình thủy lợi ở thôn Đứng, trạm bơm thôn Bãi Mu, Quê Bộ để chủ động trong sản xuất nông nghiệp.

 

 

                                                                    Hương Lan

 

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục