Trong cuộc sống, dường như không lúc nào ông Bùi Văn Đủi ngưng tay làm việc. Đàn lợn gần 200 con là thành quả sau nhiều năm đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt của đảng viên Bùi Văn Đủi.

Trong cuộc sống, dường như không lúc nào ông Bùi Văn Đủi ngưng tay làm việc. Đàn lợn gần 200 con là thành quả sau nhiều năm đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt của đảng viên Bùi Văn Đủi.

(HBĐT) - Dù ở nơi hẻo lánh, cách xa quốc lộ nhưng Khoang Khoe lại trở thành vùng đất mơ ước trong ý tưởng tiến bộ của một người nông dân như ông Đủi. Năm 2009, ông chuyển toàn bộ gia đình đến đây để định cư. Nhiều người cho rằng ông bị quấn trí bởi túng thiếu. Sau bao nhiêu đêm trằn trọc suy nghĩ, ông đã quyết định xin chính quyền xã cho đấu thầu 7,5 ha đất Khoang khoe để làm trang trại trăn nuôi kết hợp trồng rừng.

 

Ấn tượng của chúng tôi về ông Bùi Văn Đủi ở xóm Mè, xã Bình Chân (Lạc Sơn) là một người luôn tất bật, dường như không lúc nào ông ngưng tay làm việc. Như thường lệ, vừa phát cỏ ở rừng về đến nhà cũng là lúc giờ ăn trưa của đàn lợn. Một tay ông thái chuối, trộn cám trấu rồi gõ mõ để gọi đàn lợn về. Theo thói quen, từ khắp các đụn cây khe nước; từ trên đồi, phía sau vườn, đàn lợn nhanh chóng tập hợp, chúi mũi vào ăn. Chỉ vào đàn lợn háu đói, ông Đủi bảo: Hôm nay nghe có tiếng người lạ nên đàn lợn về ăn lẻ tẻ. Mọi hôm yên tĩnh có cả trăm con lợn cùng về một lúc chật cả sân. Thế nhưng cũng chẳng bao giờ chúng về đông đủ bởi vì trang trại đồi rừng rộng, những con đi ăn xa không nghe thấy tiếng mõ hoặc khi về đến nhà, những con lợn này đã ăn no và bỏ đi vào rừng. Với đàn lợn đông đúc của mình, ông cũng không biết chính xác có bao nhiêu con, chỉ ang áng khoảng 170 con.

 

Để đàn lợn không ra khỏi khu vực trang trại, ông đã hào xung quanh diện tích 7,5 ha. Đó quả là một sự kỳ công hiếm thấy. Ông đã mua hàng nghìn tấm prô kết hợp với cây gỗ sẵn có trong rừng để dựng lên những hàng rào phân luồng cho đàn lợn đi ăn, không để cho chúng phá phách cây trồng. Để chủ động nguồn thức ăn cho lợn, ông Đủi còn trồng hơn 3 ha sắn. Ông cho biết: Lúc sắn còn nhỏ rào lại, khi sắn đã có củ to, mở lối cho lợn vào tự đào bới kiếm ăn. Với nguồn thu từ đàn lợn, dự kiến sang năm tới, ông Đủi sẽ đầu tư khoảng 200 triệu đồng để xây toàn bộ tường rào xung quanh để dễ quản lý. Sau nhiều năm chăn nuôi, ông Đủi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt là việc phòng ngừa bệnh dịch và kết hợp đầu tư nguồn thức ăn dồi dào cho lợn ngay tại vườn rừng.

 

Tính ra, sau nhiều năm vật lộn với khó khăn do thiếu vốn, kinh nghiệm, đến nay, trang trại của ông Đủi đang đi vào ổn định, bước đầu cho thấy tiềm năng thu nhập lớn. Do vậy, nhiều hộ nông dân trong và ngoài xã đã đến thăm quan học tập. Bất cứ ai đến thăm quan, học hỏi, ông không hề giấu diếm về ý tưởng cũng như những kinh nghiệm đúc rút từ từ những thất bại trong bao năm qua. Với người đàn ông ngoài  50 tuổi, sinh ra và lớn lên một vùng quê nghèo như xóm Mè, xã Bình Chân, đây quả là một kỳ tích. Ông chia sẻ, kinh nghiệm có được, sự cần cù trong làm kinh tế có lẽ được hun đúc từ những năm tháng gian khổ trong quân ngũ. Là bộ đội phục viên, xuất ngũ từ năm 1986, sau những năm tháng tham gia làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia ông trở về với 2 bàn tay trắng. Quyết tâm lập nghiệp của ông bắt đầu từ đó, khi cuộc sống là chuỗi ngày lam lũ, cực nhọc.

 

Là một đảng viên gương mẫu, ông Đủi đã được cấp ủy, chính quyền tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ xóm Mè. Như vậy, ông đã trở thành một Bí thư chi bộ, một đảng viên, cựu chiến binh và hội viên nông dân tiên phong, gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế ở xã Bình Chân. Là người con sinh ra từ làng, ông hiểu rõ hơn ai hết mảnh đất nơi đây thiếu gì và có những gì. Ông kể: Ban đầu tài sản lớn nhất của gia đình là một con lợn nái lang hồng Móng Cái. Sau lứa đầu được 9 con, đến bây giờ ông đã có cả một bầy lợn đông đúc. Kết quả đó là cả một quá trình lao động được đánh đổi bằng mồ hôi, công sức và ý chí phấn đấu không ngừng nghỉ gia đình ông. Để giờ đây, thành quả lao động vất vả của cả gia đình trong nhiều năm qua đã bắt đầu là những mùa quả ngọt. Ông Đủi cho biết: Gia đình ông mới bắt đầu rao bán lợn thịt trong vòng gần 1 năm nay nhưng nhiều khách đã biết đến như một địa chỉ tin cậy. Hiện nay không chỉ cung cấp lợn thịt mà gia đình ông còn cung cấp cả lợn giống bố mẹ cho các hộ chăn nuôi theo hình thức thả rông.

 

Ngoài chăn nuôi lợn, hiện nay, trang trại của ông Đủi có khoảng 100 con gà, 50 con ngan. Nhưng điều đáng nói là mô hình trang trại này có sự kết hợp hài hòa giữa các loại cây trồng tạo nên cảnh quan môi trường sinh thái tự nhiên. Trong đó có gần 1 ha cây keo, 400 gốc tre, bương, luồng cùng với diện tích rừng tái sinh. Nhờ giữ được hệ sinh thái tự nhiên tổng hợp nên hiện nay trong khu trang trại của ông đã xuất hiện trở lại các loài hoang dã. Theo khảo sát, hiện ở đây có khoảng 20 con gà rừng, gà lôi sống hoang dã. Thinhr thoảng lại có hàng nghìn con cò đến đây trú ngụ.

 

Là người có một quan điểm nhất quán. Khi còn trong quân ngũ, ông nghĩ mình chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân và vì tương lai của thế hệ mai sau. Ngày nay trên mặt trận sản xuất cũng vậy, với vai trò là bí thư chi bộ, đảng viên, cựu chiến bình và một hội viên nông dân, ông luôn nghĩ mình phải là người gương mẫu đi đầu, kiên định con đường làm giàu bằng chính bàn tay, khối óc. Coi đó như là những giá trị bền vững cho mọi thành quả đạt được. Điều đó vẫn luôn được ông răn dạy con cháu.

 

 

                                                                     Bùi Công Nhắn

                                                  ( Đài TT-TH Lạc Sơn)

 

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục