Cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong kiểm tra sử dụng vốn vay của hộ vay xóm Lãi, xã Tây Phong.

Cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong kiểm tra sử dụng vốn vay của hộ vay xóm Lãi, xã Tây Phong.

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn xã Tây Phong (Cao Phong) đầu tư phát triển sản xuất, từng bước vượt qua khó khăn thoát khỏi đói nghèo ổn định cuộc sống. Đến nay, dư nợ trên địa bàn xã Tây Phong đạt 21 tỉ đồng với 900 hộ vay vốn, bình quân dư nợ 23 triệu đồng/hộ. Xã có 22 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thực hiện 8 chương trình tín dụng chính sách. Nguồn vốn chính sách đã giúp cho gần 300 lượt hộ nghèo được vay vốn làm ăn, trong đó, đã có nhiều hộ thoát nghèo bền vững, gần 200 HS-SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng được gần 300 công trình NS&VSMT nông thôn.

 

Tổ TK&VV phố Bằng có 45 thành viên thực hiện 5 chương trình tín dụng. Hiện, tổ đang quản lý tổng dư nợ 1.147 triệu đồng, bình quân mỗi hộ có dư nợ trên 25 triệu đồng. Qua kiểm tra, đánh giá, 100% hộ vay đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng vốn đúng mục đích, không có nợ quá hạn. Nguồn vốn tín dụng chính sách được chuyển tải đến hộ kịp thời, đặc biệt, tín dụng HS-SV được giải ngân vào đầu các kỳ học, do đó không có trường hợp HS-SV nào phải nghỉ học vì lý do thiếu tiền trang trải chi phí học tập. Nhờ được vay vốn từ các chương trình tín dụng đã giúp các hộ gia đình trong tổ có thêm vốn đầu tư trồng hàng chục ha mía, cam, nuôi trâu, bò; xây dựng được 28 công trình nước sạch, công trình vệ sinh; giúp 19 HS-SV theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trong đó có 5 HS-SV đã tốt nghiệp ra trường bắt đầu trả nợ, xóa được 6 nhà tạm, xây mới được 10 căn nhà kiên cố... Từ nguồn vốn ưu đãi đã giúp 18 hộ thoát nghèo, nhiều hộ gia đình có việc làm, thu nhập ổn định, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Đặc biệt giúp cho những hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn có con theo học các trường chuyên nghiệp giảm bớt được gánh nặng nỗi lo tiền bạc. Một số hộ sử dụng vốn hiệu quả như hộ ông Đỗ Văn Quân, Bùi Văn Bản, bà Nguyễn Thị Thủy...

 

Theo lãnh đạo xã Tây Phong, để có được kết quả trên, UBND xã đã triển khai kịp thời các chương trình tín dụng chính sách đến ban XĐ-GN và 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác. Đồng thời, tổ chức tốt các đợt tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến đông đảo nhân dân bằng hình thức thông báo trên loa các thôn, xóm về hình thức cho vay, đối tượng thụ hưởng để nắm bắt. Hàng năm, UBND xã đã chỉ đạo rà soát, bổ sung đối tượng thụ hưởng chính sách kịp thời, chính xác, thuận lợi tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để từng bước phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, xã được NH CSXH huyện hướng dẫn triển khai các chương trình tín dụng chính sách, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ đến tổ chức hội nhận ủy thác, ban quản lý tổ TK&VV, giải đáp những thắc mắc trong quá trình triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến tổ chức hội và tổ TK&VV, hướng dẫn cập nhật sổ sách, theo dõi, ghi chép về hoạt động tín dụng và lưu giữ hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác ủy thác một cách khoa học. Đồng thời, thường xuyên giám sát nguồn vốn vay của tổ TK&VV, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của người vay, chất lượng tín dụng luôn đảm bảo, không có nợ quá hạn trên địa bàn.

 

Có thể khẳng định, vốn chính sách là người bạn đồng hành của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn xã Tây Phong, góp phần thiết thực vào chương trình phát triển KT-XH ở xã đảm bảo an sinh xã hội.

 

 

 

                                                                             Đinh Thắng

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục