Nhân dân xóm Trẹo Ngoài 2 tự nguyện hiến đất, góp sức xây dựng đường GTNT  góp phần vào thành công bước đầu trong xây dựng NTM ở Nam Phong.

Nhân dân xóm Trẹo Ngoài 2 tự nguyện hiến đất, góp sức xây dựng đường GTNT góp phần vào thành công bước đầu trong xây dựng NTM ở Nam Phong.

(HBĐT) - Cùng đồng chí Đinh Duy Thích, Chủ tịch UBND xã Nam Phong (Cao Phong) đi trên con đường mới được làm trước Tết Nguyên đán 2014 của xóm Trẹo Ngoài 2, thấy được niềm vui có con đường mới của đồng bào các dân tộc nơi đây.

 

Để làm được con đường dài 336 m, rộng 3,5 m, xã, xóm đã phải gặp gỡ, trao đổi cùng người dân hướng triển khai vì muốn mở đường là phải “đụng chạm” đến đất thổ cư, đất vườn các hộ dân. Nhưng điều thuận lợi lớn nhất là người dân trong xóm thấy được cái lợi của con đường mới. Gia đình anh Nguyễn Tuấn Anh là một trong các hộ tự nguyện hiến đất đai, ruộng vườn chia sẻ: Chúng tôi hiểu xây dựng NTM là làm cho chính mình, phục vụ các gia đình nơi đây đi lại, thông thương hàng hóa nên mọi người đều ủng hộ chủ trương của xã, xóm. Việc làm đường ở Trẹo Ngoài 2 thuận lợi cũng bắt nguồn từ truyền thống hiến đất, hiến ruộng để làm các công trình kênh mương nội đồng trong xây dựng NTM. Toàn xã có trên 20 lượt hộ dân tự nguyện hiến đất, Trẹo Ngoài, Trẹo Trong cũng chiếm phần lớn số hộ. Tiêu biểu như các hộ: Bùi Văn Thuận hiến 700 m2, Bùi Văn Bục hiến 450 m2, Bùi Văn Thao hiến 360 m2. Năm 2013, xóm Nam Thái cũng hoàn thiện tiếp 385 m đường bê tông trong xóm. Trong đó, cùng với hỗ trợ của Nhà nước, người dân đã chủ động đóng góp được 1.500 ngày công cùng hàng trăm triệu đồng triển khai, xây dựng nhiều tuyến đường liên xóm có chất lượng. Chủ tịch UBND xã cho rằng, xã Nam Phong được hưởng nhiều từ dự án xây dựng tuyến đường liên xã Nam Phong - Dũng Phong và Tân Phong (khoảng 39 tỷ đồng). Hiện nay, xã đã có 14 km đường bê tông và đường nhựa. Thời gian tới, xã và các xóm giải quyết nốt tuyến đường về 2 xóm (khoảng 700 m). Đường về các xóm khác như Ong 1, Ong 2, Mạc, Cuộn, Đúc cũng khá thuận lợi, tạo điều kiện cho bà con đi lại, trao đổi hàng hóa...

 

Trong công cuộc XĐ-GN, nâng cao mức thu nhập kinh tế hộ, xã Nam Phong đã nhanh nhạy, sáng tạo đưa cây mía vào thâm canh ở đất ruộng, vườn, đồi. Hàng năm, xã có tới 240 ha mía. Nhiều triệu phú mía đã xuất hiện như gia đình anh Đinh Đức Chiến (xóm Ong), 3 năm gần đây, mỗi năm thu được 600-700 triệu đồng từ mía, được đi dự hội nghị nông dân SX-KD giỏi toàn quốc năm 2012. Gia đình anh Bùi Văn Danh (Trẹo Ngoài 2) cũng có mức thu trên 200 triệu đồng/năm. Trong số các hộ dân trồng mía, số hộ đạt 100 triệu đồng chiếm 1/2 số hộ trong xã; 20% hộ có mức thu đạt 200 triệu đồng/năm. Cùng với cây mía, thời gian qua, nhiều hộ còn mạnh dạn chuyển sang trồng cam (xã hiện có 50 ha, trong đó có 8 ha theo dự án NTM).

 

Với cây chủ lực là mía cùng với SX chăn nuôi, trồng màu, lâm nghiệp..., bài toán XĐ-GN ở Nam Phong  đã có hướng giải. Năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn trên 19%; mức thu nhập bình quân đạt 21 triệu đồng/ người/năm... Bên cạnh sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, Nam Phong đã đạt 9 tiêu chí về giao thông, thủy lợi, điện, thu nhập, cơ cấu lao động, giáo dục, quy hoạch..., 4-5 tiêu chí có thể được hoàn thiện trong năm nay. Năm 2013, xã Nam Phong và xóm Trẹo Ngoài 1 được UBND  tỉnh tặng bằng khen cho các đơn vị thực hiện xuất sắc các nhóm mục tiêu xây dựng NTM.

 

 

                                                                                    Văn Tưởng

 

Các tin khác


Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục