Các ngành nghề nông thôn được chú trọng phát triển đã góp phần nâng cao đời sống người dân. Ảnh: Nghề dệt thổ cẩm truyền thống được khôi phục và phát triển ở xã Mãn Đức (Tân Lạc).

Các ngành nghề nông thôn được chú trọng phát triển đã góp phần nâng cao đời sống người dân. Ảnh: Nghề dệt thổ cẩm truyền thống được khôi phục và phát triển ở xã Mãn Đức (Tân Lạc).

(HBĐT) - Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn ở Tân Lạc đã có sự đổi thay đáng kể, đời sống người dân từng bước được nâng lên.

 

Có được bước chuyển đó, theo đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng BCĐ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Tân Lạc, ngay từ khi bắt đầu triển khai, huyện đã xác định sự đồng thuận của nhân dân là yếu tố quan trọng nhất,giữ vai trò chủ thể trong thực hiện chương trình. Do vậy, các cấp, ngành, xã, thị trấn trong huyện đã tập trung tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về ý nghĩa, lợi ích do chương trình này mang lại cho đời sống của người dân cũng như cho sự phát triển toàn diện về KT -XH  địa phương.

           

Nhờ vậy, khi triển khai thực hiện xây dựng các công trình hạ tầng xã hội theo tiêu chí NTM như đường GTNT, đường điện, nhà văn hóa KDC... không những không phải thực hiện công tác đền bù, GPMB mà ngược lại còn nhận được sự đóng góp tích cực của nhân dân. Theo đó, trong hơn 3 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, toàn huyện đã vận động được 7.121 hộ dân tự nguyện tham gia hiến đất với tổng diện tích 123, 13 ha. Trong đự, có 33, 37 ha đất lúa, 40, 96 ha đất vườn, 30, 44 ha đất thổ cư và 18, 36 ha đất khác. Đặc biệt, có những hộ như gia đình ông Đinh Công Huy ở xóm Cò, xã Tuân Lộ đã tự nguyện hiến hơn 1.000 m2 đất để làm đường. Ngoài ra, gia đình ông còn tự nguyện di chuyển 2 ngôi mộ tổ tiên để nhường đất làm đường GTNT. Cùng với đó còn có hàng nghìn hộ gia đình trong toàn huyện tự nguyện di chuyển mồ mả cha ông, dỡ tường, chặt cây, tham gia ủng hộ ngày công, ủng hộ lương thực, thực phẩm cho lực lượng làm đường với tinh thần người người, nhà nhà đều tham gia. Nhờ đó, nhiều tuyến đường trước đây mỗi khi mưa xuống lại lầy lội khó đi, nay đã được cải tạo, nâng cấp và bê tông hóa góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn ở Tân Lạc.

           

Không chỉ thực hiện hiệu quả việc huy động sức dân trong xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn, hạ tầng xã hội, Tân Lạc còn được đánh giá cao bởi đây là một trong những địa phương luôn quan tâm đến phát triển sản xuất, tạo việc làm để cải thiện, nâng cao đời sống của người dân, giảm hộ nghèo. Theo đồng chí Bùi Văn Nhỏ, từ năm 2010 đến nay, huyện Tân Lạc đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách để hoàn thành các nội dung theo từng tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất. Trong đó, huyện đã ban hành nghị quyết về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh giai đoạn 2013 - 2020 và Nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất lúa kém hiệu quả giai đoạn 2014 - 2020. Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện đã chỉ đạo xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả cao và mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Tính đến nay, toàn huyện có 100% cán bộ cấp xã, cấp xóm và một bộ phận người dân được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về NTM. Tân Lạc cũng đã chú trọng thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm hộ nghèo. Huyện đã triển khai 14 mô hình chăn nuôi, trồng trọt các loại. Bên cạnh đó, các ngành nghề nông thôn được chú trọng phát triển. Công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn được chú trọng. Nhờ vậy, nếu như năm 2011, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 12, 1 triệu đồng thì năm 2014 ước đạt 17, 5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo từ 33,42% (năm 2011) đã giảm xuống còn 23,75% năm 2013, năm 2014, ước giảm còn khoảng 10%. Đáng chú ý, trong đó có 3 xã đạt tiêu chí hộ nghèo dưới 10% là Thanh Hối, Quy Mỹ và Địch Giáo; về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên dân số đạt 90%; về tổ chức sản xuất, ngoài  duy trì hoạt động hiệu quả 1 HTX, đến nay, Tân Lạc đã phát triển lên 3 HTX nông, lâm nghiệp tổng hợp hoạt động hiệu quả.

          

Hạ tầng xã hội được đầu tư, kinh tế có bước phát triển, theo đó, các mặt y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường nông thôn ở Tân Lạc cũng từng bước được nâng lên. Toàn huyện hiện có 13 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 90%, 74,02% số xóm, 77% số hộ đạt tiêu chuẩn văn hóa; 95% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Công tác xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh và đảm bảo ANTT được quan tâm, chú trọng. 23/23 Đảng bộ xã đạt TS -VM, bộ máy chính quyền các xã được củng cố, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành được nâng cao.

         

Có thể nói, cải thiện đời sống người dân là đích đến cuối cùng của chương trình xây dựng NTM. Đó cũng chính là mục tiêu mà huyện Tân Lạc đang hướng đến và đạt được nhiều kết quả tích cực trong quá trình thực hiện.

 

                                                                Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục