Khu tái định cư xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong).

Khu tái định cư xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong).

(HBĐT) - Bao năm nay, nhiều hộ dân ở xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong) sống ở những ngọn núi cao sát khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Thượng Tiến. Họ chỉ biết trồng ngô, sắn, đi làm thuê hay dựa vào rừng để sống, nay được Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều hộ bỏ hẳn cuộc sống du canh, du cư về với bản.

 

Lần đầu xe được để ở nhà

 

Ngồi đẽo thanh gỗ để kê lại cái tủ, anh Đinh Văn Đàm kể cho tôi nghe chuyện về cuộc  sống của gia đình: Nhà tôi vừa chuyển về đây được 5 ngày. Cả gia đình có 4 khẩu, không có đất canh tác, không có đất ở phải   vào núi gần khu BTTN Thượng Tiến để ở. Tích lũy bao năm, cả gia đình chỉ mua được chiếc xe máy cũ để chở hàng. Do ở trên đồi không có đường xe máy lên đến nhà nên hàng ngày xe gửi hàng xóm cách chỗ ở vài trăm mét. Đứa nhỏ đi học dưới xã phải ở trọ nhà người quen. Nghe có chủ trương xây dựng khu tái định cư xóm Mừng di chuyển những hộ khó khăn xa trung tâm, xa khu canh tác, chỗ ở không ổn định, gia đình đăng ký đến khu tái định cư. Ngày đến nơi ở mới, nhờ anh em, bạn bè chuyển cho mình nếp nhà sàn cũ để dựng lại. Nơi ở mới nằm ngay mặt đường từ xóm đến trung tâm xã rất thuận lợi việc đi lại. Sau khi dựng nhà gia đình tôi còn được Nhà nước cấp trên 300 m2 đất làm nhà, được hỗ trợ tiền  di rời nhà, xây bể nước ăn, mắc điện... ở đây được gần anh em, hàng xóm nên khi có công việc gì mọi người đều giúp. Chiếc xe  máy cũ trước đây chưa bao giờ được để ở nhà giờ mình để ngay dưới nhà sàn. Đi đâu chỉ ngồi lên nổ máy. 

 

An cư, lập nghiệp

 

Ngay từ khi xây dựng khu tái định cư xóm Mừng, anh Lý Thanh Tôn ở xóm Mừng Trong quyết định ra ở từ năm 2011. Anh được Nhà nước hỗ trợ di chuyển nhà, làm hạ tầng... Anh cho biết: Những năm trước, khi chưa đến đây, cả gia đình gần 10 người chỉ ở trong căn nhà sàn nhỏ. Đất sản xuất ít, hai vợ chồng đi làm thuê các nơi kiếm sống. Từ khi chuyển nhà mới, anh được gia đình chia cho đất đồi trồng bương lấy măng. Ngoài đi làm thuê, anh chị còn buôn bán lặt vặt nên cuộc sống đỡ khó khăn hơn. Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh đã cấp cho mỗi hộ tái định cư trên 3.000 m2 đất sản xuất. Anh cũng như nhiều gia đình khác không phải đi đây đó làm thuê nữa.

 

Ngay cuối xóm Mừng Trong là gia đình ông Bùi Văn Mích. Không có mặt bằng, bao năm nay ông làm tạm ngôi nhà cho 5 người ở ngay chân đồi. Do rừng không còn nên hàng năm đất lở nhiều và có nguy cơ sụp xuống nhà ông bất cứ lúc nào. Khi được Nhà nước cho ra bản mới, ông mừng lắm. ông cho biết: “Cả đời chẳng bao giờ nghĩ mình được chỗ ở đẹp như thế này. Năm nay, ăn Tết ở nhà mới tôi quyết định mổ con lợn to để mừng cuộc sống mới. Đồng chí Bùi Hồng Toán, Chủ tịch UBND xã Xuân Phong cho biết: Hầu hết các hộ ở trên đồi gần khu BTTN Thượng Tiến xa KDC, thiếu đất sản xuất, đường sá đi lại khó khăn. Họ chủ yếu trồng ngô, trồng luồng lấy măng và đi làm thuê nên khó khăn về kinh tế, chỗ ở và điều kiện sinh hoạt khác. Nhưng từ khi đến nơi ở mới, ai cũng mừng có nếp nhà ổn định không phải sống dựa vào rừng.

 

Ông Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Khu tái định cư xóm Mừng được thành lập từ năm 2011 theo chủ trương của tỉnh thực hiện Quyết định số 33/2007 QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐC -ĐC cho vùng đồng bào dân tộc khó khăn. Đến nay đã di chuyển được 21 hộ. Trong năm tới, chúng tôi tiếp tục di chuyển từ 8-10 hộ ở những xóm khó khăn về nơi ở mới. Không chỉ giúp cho các hộ có cuộc sống ổn định mà còn đảm bảo an sinh xã hội, giữ rừng ở khu BTTN Thượng Tiến (Kim Bôi) mãi xanh tươi.

 

 

 

                                                                            Việt Lâm

 

 

Các tin khác


Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và thương mại, nền kinh tế trong nước phải trông cậy rất nhiều vào giải ngân vốn đầu tư công.

Ngừng hoạt động toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình 

(HBĐT) - Ngày 18/9, Sở Kế hoạch và đầu tư ban hành Quyết định số 99/QĐ-SKHĐT về việc ngừng hoạt động toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 4, Luật Đầu tư năm 2020.

32 dự án trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, 8 tháng qua, có 32 dự án trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 14.000 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 736 dự án đang hoạt động, trong đó có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 608 triệu USD và 700 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 189.075 tỷ đồng.

Măng nứa tươi - món ngon truyền thống

(HBĐT) - Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản lớn trong nước, Công ty CP Kim Bôi (khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thủy) không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì, mẫu mã; tăng cường kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong năm nay, măng nứa tươi là 1 trong 2 sản phẩm được công ty đưa vào kế hoạch thực hiện để được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Qua đó góp phần thúc đẩy tiêu thụ, nâng tầm giá trị các nông sản đặc trưng của huyện, tỉnh, tăng thu nhập cho lao động cũng như người sản xuất tại các vùng trồng măng.

Huyện Lạc Sơn có 10 sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến thời điểm này, huyện Lạc Sơn có 10 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Trong đó, năm 2022, huyện có 4 sản phẩm được công nhận, gồm: thịt chua Lâm Tin, xã Vũ Bình; rượu cần Mường Khói, xã Ân Nghĩa; mật ong Thành An của HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An, xóm Đồi Cả, xã Mỹ Thành; sim rừng Phương Bắc của Công ty TNHH Phương Bắc, xóm Cỏ, xã Mỹ Thành.

Đồng hành cùng nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản ở địa phương, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực. Đặc biệt là những hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) trong phát triển, sản xuất các sản phẩm OCOP, góp phần tăng giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục