Những cánh rừng keo tít tắp ở xã Mỹ Thành (Lạc Sơn).

Những cánh rừng keo tít tắp ở xã Mỹ Thành (Lạc Sơn).

(HBĐT) - Những cánh rừng trồng xanh ngắt chạy dài, những vườn keo lai, keo tai tượng mỡ màng xen lẫn với trám, lát vươn mình trong nắng gió. Đất trời Hoà Bình hôm nay được khoác lên mình tấm áo xanh đầy sức sống của rừng. Đi dưới những tán rừng, không khí thoáng đãng trong, lành khiến lòng bỗng thanh thản lạ thường, tôi chợt nhớ đến lời ca trong một bài hát của nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân: “Một người không thể ngăn được gió /Một người không thể ngăn được lũ... Nhiều người trồng ta sẽ có ngàn cây /Vạn người trồng ta sẽ có rừng cây”.

 

Trong tiết trời se lạnh của ngày đầu xuân, chúng tôi về xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc). Ngọc Mỹ có 19 xóm, là xã còn nhiều khó khăn nhưng phong trào trồng rừng phát triển mạnh. Xóm Đôi và xóm Cóc có diện tích rừng nhiều nhất xã. Ông Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Mỹ cho biết: Năm 2014, xã trồng được trên 200 ha rừng, diện tích rừng khai thác cho thu nhập trên 6 tỉ đồng. Có được những cánh rừng trải dài  này là nhờ chỉ đạo, tổ chức triển khai của cấp ủy, chính quyền xã và sự đồng lòng, chung sức của nhân dân. Trước đây, do đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên bà con đã  chặt phá rừng bừa bãi. Để khắc phục tình trạng đó, Ban quản lý phát triển rừng xã và các thôn, xóm rà soát lại diện tích rừng bị lấn chiếm, đẩy mạnh tuyên truyền thông qua các cuộc họp thôn, xóm, tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh xã... để giúp người dân hiểu rõ những lợi ích trong phát triển trồng rừng. Nhờ đó, bà con đã có nhận thức đúng đắn và tích cực trồng cây gây rừng. Nhiều hộ thoát nghèo và có cuộc sống khấm khá từ  trồng rừng.

 

Chúng tôi đến xóm Đôi, diện tích rừng keo 7, 5 ha 6 năm tuổi của gia đình anh Bùi Văn Tuấn đang được các thương lái thu mua khai thác trọn gói. Anh Tuấn cho biết: Gia đình trồng rừng từ năm 1999 theo dự án Pam. Khi dự án kết thúc, gia đình tự đầu tư trồng và chăm sóc. Năm nay rừng cho khai thác chu kỳ 2, toàn bộ diện tích này là của 4 anh em chung nhau làm, cùng với trồng keo, gia đình anh trồng xen sắn dưới tán rừng cho thu hoạch từ 50-60 tấn /năm. Thu nhập từ diện tích rừng năm nay được 335 triệu đồng, đây là thành quả lao động của cả 4 anh em. Vì không phải thuê lao động làm nên số tiền trên chia đều cũng được hơn 80 triệu đồng /người. Vậy là Tết này các anh có “món” để sắm sửa đàng hoàng, tươm tất hơn cho gia đình. Sau thu hoạch là đến giai đoạn phát dọn thực bì, tìm nguồn giống chất lượng để vào vụ trồng rừng mới.

 

Ông Nguyễn Xuân Trường, Chi cục phó Chi cục Lâm nghiệp cho biết: Năm 2014, tỉnh có kế hoạch trồng mới 8.560 ha rừng. Nhờ chủ động về đất đai, cây giống, đến hết tháng 12, các huyện, thành phố và lâm trường trên toàn tỉnh đã trồng được 8.641 ha và 266.591 cây phân tán. Trong đó, các dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất 1.608 ha; công ty Lâm nghiệp trồng được 862 ha; dự án kfw7 trồng 555 ha; nhân dân tự bỏ vốn trồng được 5.615 ha. Cùng với trồng mới, địa phương tập trung bảo vệ 89.098 ha rừng. Các khu rừng được bảo vệ tốt không có hiện tượng chặt, cháy, lấn chiếm xâm hại rừng làm nương rẫy. Với kết quả đó, tỉnh ta tiếp tục duy trì độ che phủ rừng ổn định khoảng 49,41%. Để triển khai có hiệu quả chỉ tiêu phát triển rừng ngay từ đầu năm, các địa phương đã giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê đất lâm nghiệp đối với các hộ và các đơn vị sản xuất kinh tế lâm nghiệp; khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng quy mô, chế biến lâm sản trên địa bàn để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, công tác BVR cũng luôn được quan tâm và chú trọng. Từ việc nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ, ý thức của người dân trong công tác BVR đã được nâng lên rõ rệt. Những khu rừng keo có tác dụng cải tạo, hồi sinh vùng đất bạc màu và trả lại sự cân bằng môi trường sinh thái. Ngoài lợi ích về kinh tế, nhờ phát triển lâm nghiệp mà nhiều năm qua, tỉnh đã giảm thiểu tình trạng sạt lở núi trong mùa mưa. Thực tế tại các địa phương cho thấy, phong trào trồng rừng kinh tế đã phát triển mạnh. Hàng ngàn hộ nông dân của các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Lạc Sơn... từ nghèo khó đã  vươn lên khá giả nhờ trồng rừng, phát triển nông, lâm kết hợp...

 

Mùa xuân mới đang về trên khắp các nẻo đường... Những người trồng rừng trong tỉnh được nghỉ ngơi sau một năm hăng say lao động và chuẩn bị bước vào mùa trồng rừng mới. Đi giữa tiết trời se lạnh, nhìn những vạt rừng nối tiếp nhau trải dài tít tắp mà lòng tôi như  ấm lại và có niềm tin vững chắc: rừng xanh sẽ mang đến no ấm.

 

 

 

                                                                           Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục