(HBĐT) - Theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa vừa được Chính phủ ban hành, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ địa phương sản xuất lúa 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước.

 

Cụ thể, căn cứ vào diện tích đất trồng lúa, ngân sách nhà nước ưu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương (gồm chi đầu tư và chi thường xuyên) thông qua định mức phân bổ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.  

Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, địa phương sản xuất lúa còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ, được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách.

Về hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa, ngân sách Nhà nước hỗ trợ địa phương sản xuất lúa 10 triệu đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa. Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ 1 lần, mức hỗ trợ do UBND cấp tỉnh quyết định. Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa. 

Về nguồn và cơ chế hỗ trợ, đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 100% kinh phí; đối với các địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% được hỗ trợ 50% kinh phí; các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.

 

3 điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm

 

Nghị định cũng quy định cụ thể 3 điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:

1- Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.

2- Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã.

3- Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.

Người sử dụng đất đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với UBND cấp xã. UBND cấp xã xem xét sự phù hợp với các điều kiện quy định  khi tiếp nhận bản đăng ký và thống kê theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa.

Đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng các quy định nêu trên vẫn được thống kê là đất trồng lúa, trừ diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi hoàn toàn sang trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015.

                                                                                 

 

                                                                 PV (TH)

 

 

Các tin khác

Lãnh đạo UBND huyện trao giấy khen cho các cá nhân điển hình tiên tiến.
TP Hòa Bình đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các KCN, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng trung tâm của tỉnh,  trong đó, KCN bờ trái sông Đà có 3 doanh nghiệp FDI hiện đều đã được mở rộng so với đăng ký ban đầu. Ảnh: Công nhân Công ty  TNHH Sankoh Việt Nam (KCN bờ trái sông Đà) lắp ráp linh kiện điện tử trên dây chuyền công nghệ hiện đại.
Đường vào thôn Trung Báo, xã Cao Thắng (Lương Sơn) được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GT-VT.
Công ty CP May xuất khẩu Sma Vina Việt Hàn giải quyết việc làm cho trên 800 lao động, thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Đại hội thường niên Quỹ TDND  liên phường Phương Lâm - Đồng Tiến

(HBĐT) - Sáng 10/4, Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) liên phường Phương Lâm - Đồng Tiến tổ chức Đại hội thành viên thường niên tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2014, đề ra phương hướng hoạt động năm 2015.

Nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 10/4, UBND tỉnh tổ chức hội thảo “Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh chủ trì hội thảo.

Lạc Sơn đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã có những bước tiến đáng kể. Cùng với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện tập trung chỉ đạo các địa phương tích cực đưa máy móc vào đồng ruộng nhằm tăng hệ số sử dụng đất, giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Xã Cun Pheo giảm nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

(HBĐT) - Cun Pheo là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu với 7 thôn, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới chiếm 55,7%. Những năm trước đây, cấp ủy, chính quyền xã đã đề ra nhiều giải pháp để thực hiện mục tiêu XĐ -GN. Song, kết quả đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu do trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn vì chưa tìm ra hướng phát triển kinh tế gia đình bền vững. Với sự đồng lòng, quyết tâm vươn lên thoát nghèo của chính người dân trong xã và sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, xã Cun Pheo đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác hiệu quả các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH huyện, do đó kinh tế từng bước phát triển, đời sống người dân ngày một cải thiện.

Phát triển nền nông nhiệp bền vững dựa trên lợi thế và khả năng cạnh tranh

(HBĐT) - Ngày 9/4, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Cao Đức Phát, Bộ NN & PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố về hội nhập kinh tế quốc tế ngành. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đại diện các ngành NN & PTNT, KH & ĐT, Tài chính, Công thương, Tài nguyên & Môi trường, Ngoại vụ và một số doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến kiểm tra tình hình thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh ta

(HBĐT) - Sáng 9/4, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do đồng chí Đỗ Văn Chiến, UVT.Ư Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, nắm bắt tình hình công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh ta. Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục