Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh ta.

Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh ta.

(HBĐT) - Ngày 9/4, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Cao Đức Phát, Bộ NN & PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố về hội nhập kinh tế quốc tế ngành. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đại diện các ngành NN & PTNT, KH & ĐT, Tài chính, Công thương, Tài nguyên & Môi trường, Ngoại vụ và một số doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản.

 

Thực hiện các cam kết thương mại song phương và khu vực, ngành NN & PTNT có những thuận lợi như tăng trưởng xuất khẩu và đa dạng hóa thị trường, sản phẩm xuất khẩu tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước. Đẩy mạnh ứng dụng KHCN, nâng cao năng suất chất lượng, khả năng cạnh tranh nông, lâm, thủy sản và tăng cường hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, VSATTP. Thay đổi cơ cấu sản xuất và phát huy cao lợi thế so sánh của các ngành hàng trong sản xuất nông, lâm, thủy sản. Thay đổi tư duy và hệ thống quản lý ngành. Bên cạnh đó, một số thách thức đang đặt ra: Gia tăng cạnh tranh và áp lực sản xuất, làm thu hẹp một số lĩnh vực sản xuất có khả năng cạnh tranh thấp; Phát sinh tranh chấp thương mại nhưng năng lực giải quyết còn thấp; chậm điều chỉnh cơ cấu sản xuất để khai thác cơ hội thị trường và phát huy lợi thế so sánh của các vùng; năng lực cạnh tranh thấp ở cấp quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm dẫn đến hiệu quả chưa cao.

 

3 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất trong nước còn nhiều khó khăn nhưng vẫn tăng đều ở các lĩnh vực. Tổng sản phẩm trong nước nông, lâm, thủy sản trong quý I đạt 66.940 tỷ đồng, tăng 2,145% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó nông nghiệp đạt 49.769 tỷ đồng, lâm nghiệp đạt 3.566 tỷ đồng, thủy sản đạt 13.604 tỷ đồng. Giá trị tổng sản lượng nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 170,56 tỷ đồng, tăng 2,31% so với cùng kỳ năm 2014.

 

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thế giới tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, nước ta đã đàm phán ký kết nhiều hiệp định thương như hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… giúp tăng trưởng xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Các hiệp định thương mại còn duy trì tỷ trọng xuất khẩu nông sản trong xuất khẩu hàng hóa nước ta ổn định mức 26% - 27%, là ngành duy nhất xuất siêu ra thị trường thế giới ở mức 9,5 tỷ USD năm 2014. Bộ trưởng yêu cầu các địa phương cần nghiên cứu đánh giá tác động hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp khi tham gia thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản theo hướng hiệu quả, bền vững. Qua đó, thực hiện tốt mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế ngành từ nay tới năm 2030 là phát triển nền nông nghiệp bền vững dựa trên lợi thế và khả năng cạnh tranh, hạn chế tác động bất lợi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng nội lực nền nông nghiệp mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam, phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư để khai thác thế mạnh của nông nghiệp, góp phần tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân.

                                                                               

 

 

                                                                  Bùi Minh

 

Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục