Mỗi năm, xã Yên Lạc đều triển khai 2 mô hình chuyển đổi cơ    cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Trong ảnh: Lãnh đạo MTTQ xã Yên Lạc thăm mô hình trồng bí đỏ lấy hạt ở xóm Chóng.

Mỗi năm, xã Yên Lạc đều triển khai 2 mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Trong ảnh: Lãnh đạo MTTQ xã Yên Lạc thăm mô hình trồng bí đỏ lấy hạt ở xóm Chóng.

(HBĐT) - Xã Yên Lạc (Yên Thủy) đã được UBND tỉnh công nhận “Xã đạt chuẩn NTM” năm 2015. Kết quả trên là nỗ lực 5 năm (2011-2015) của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã đã biết tận dụng các lợi thế, sử dụng tốt các nguồn lực cũng như nêu cao tinh thần chủ động trong xây dựng NTM. Yên Lạc được UBND huyện Yên Thủy chọn làm xã điểm xây dựng NTM.

 

Là xã trung tâm của huyện, tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng phần nhiều đã có sự đầu tư phát triển. Cơ sở vật chất văn hóa như: nhà văn hóa, khu thể thao xã, chợ nông thôn, điểm truy cập internet đã được đầu tư xây dựng. Với những thuận lợi đó, ngay từ năm 2011, xã đã đạt được 7 tiêu chí. Đồng chí Trần Quốc Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lạc cho biết: “Xây dựng NTM là hoàn toàn mới đối với xã cũng chưa có sẵn ô hình để học tập. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền đã tìm hiểu rõ nội dung của các tiêu chí kết hợp với đi sâu đánh giá thực trạng của xã. Từ đó xây dựng kế hoạch, lộ trình theo từng năm, từng quý, từng tháng. Khi tiến hành xây dựng, với tinh thần làm đến đâu, rút kinh nghiệm đến đấy, chính quyền đã mạnh dạn thực hiện mô hình, công trình, từ đó rút ra kinh nghiệm thực tế. Kinh nghiệm lớn nhất quyết định sự thành công của chương trình đó là huy động được sức dân. ý thức được vai trò quan trọng của mình đến đồng thuận thực hiện, người dân tích cực tham gia hiến đất, góp công..., việc xây dựng NTM thực sự là phong trào của toàn dân trong xã.

 

Trong 5 năm qua, xã Yên Lạc đã huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ, nguồn lực tại chỗ. Theo đó, tổng kinh phí thực hiện chương trình NTM là 112.647, 7 triệu đồng. Trong đự, ngân sách T.ư 4.236 triệu đồng, ngân sách tỉnh 1.285, 1 triệu đồng, ngân sách huyện 2.339 triệu đồng, ngân sách xã 406, 5 triệu đồng, vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp 1.548, 5 triệu đồng,  vốn của nhân dân đóng góp bằng ngày công lao động, hiến đất, tiền mặt được 71.279, 6 triệu đồng, vốn huy động từ nguồn khác 143, 7 triệu đồng. Trên cơ sở các nguồn lực đự, xã đã phân bổ để thực hiện từng tiêu chí. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa... với tổng số vốn  trên 22, 2 tỷ đồng. Qua đó đã cứng hóa được 4, 9 km  đường trục thôn, liên thôn; 16, 2 km đường trục chính nội đồng; 2 hồ, đập, 7 bai dâng đã được tu sửa, nâng cấp; 11, 49 km kênh mương đã được kiên cố hóa, 2, 59 km được xây mới đáp ứng nhu cầu nước tưới; trạm y tế xã được đầu tư 1, 9 tỷ đồng, công trình đã cơ bản hoàn thành. Xã đã sử dụng tốt nguồn vốn vay NS &VSMT từ Ngân hàng CSXH kết hợp với Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên thực hiện tốt phong trào thi đua “Phụ nữ chung sức xây dựng NTM” gắn với CVĐ xây dựng “Chi hội kiểu mẫu 5 không, 3 sạch, 4 xanh”, “Thanh niên chung sức xây dựng NTM”. Đến nay, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đạt 82,7%, hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 82,4%; 71,1% hộ gia đình có nhà tắm, nhà vệ sinh đạt chuẩn quy định.

 

Về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân, tổng kinh phí xã thực hiện trên 2 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn hỗ trợ 460 triệu đồng, nhân dân đóng góp 846 triệu đồng cùng với vốn lồng ghép các chương trình khác. 5 năm qua, xã đã triển khai được 17 mô hình với 386 hộ tham gia, tổ chức 53 lớp tập huấn chuyển giao KH -KT với 1.606 lượt người tham gia. Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như mướp đắng, bí đỏ lấy hạt, trồng rau an toàn vụ đông, trồng bí xanh, chăn nuôi bò sinh sản... bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và được nhân rộng ra toàn xã. Thực hiện xây dựng NTM, xã Yên Lạc đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân năm 2013 ở mức 13, 3 triệu đồng/người, đến năm 2015 đã tăng lên 25, 19 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,09%.

 

 

Nguyễn Tuyết

(T.T.V)

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục